Đang có nguồn tiền lớn tiến vào bất động sản châu Á và Việt Nam

Cập nhật 17/09/2013 16:47

"Hiện tại có những nguồn tiền vô cùng lớn đang tiến vào châu Á, trong đó có Việt Nam. Và những nguồn tiền này đã và đang tiếp cận lĩnh vực Bất động sản (BĐS)".

"Hiện tại có những nguồn tiền vô cùng lớn đang tiến vào châu Á, trong đó có Việt Nam. Và những nguồn tiền này đã và đang tiếp cận lĩnh vực Bất động sản (BĐS)".


Đây là chia sẻ của ông Simon Lynch, Giám đốc điều hành bộ phận Định giá và Tư Vấn Cushman & Wakefield châu Á - Thái Bình Dương với phóng viên.

* Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về tầm quan trọng của hoạt động định giá trong việc đẩy mạnh và làm minh bạch lĩnh vực BĐS ở Việt Nam ?

Ông Simon Lynch: Tôi đang được chứng kiến một cuộc cách mạng của những tiêu chuẩn định giá thực sự tại châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Đang có rất nhiều sự quan tâm từ các công ty nước ngoài mong muốn đến và thành lập chi nhánh tại Việt Nam về lĩnh vực này.

Chúng ta có thể thấy rằng, các cơ quan, ngân hàng đều mong muốn được minh bạch. Và một phần trong các báo cáo của hoạt động định giá, đó là cung cấp sự minh bạch và lòng tin. Đây cùng là nhân tố chính yếu đằng sau những báo cáo về hoạt động định giá.

* Thẩm định giá BĐS chính xác với những thông tin toàn cảnh về thị trường là vô cùng cần thiết cho Doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư, để giảm thiểu rủi ro trước những biến động của nền kinh tế, trước những ảnh hưởng của giới đầu cơ và tình trạng thổi phồng giá cả. Mặc dù vậy, vai trò, tầm quan trọng của công tác định giá chưa được hiểu đúng và đáng giá cao tại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hoạt động định giá BĐS ở Việt Nam?

Hiện tại có những nguồn tiền vô cùng lớn đang tiến vào châu Á, trong đó có Việt Nam. Và những nguồn tiền này đã và đang tiếp cận lĩnh vực BĐS.

Tại Việt Nam, những nguồn kích thích tăng trưởng trong lĩnh vực này chưa giải quyết triệt để được bởi vì thiếu vốn. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể lạc quan bởi Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Hiện đang có số lượng lớn DN bán lẻ quan tâm đến Việt Nam, mong muốn thu được lợi nhuận từ thị trường này. Chỉ cần thị trường Việt Nam mở cửa hơn nữa, thì những nguồn vốn nước ngoài này sẽ ồ ạt tiến vào. Tôi nghĩ, DN bán lẻ là một đối tượng tiềm năng.

Hiện nay, ở Việt Nam, định giá BĐS chủ yếu bao gồm đất đai, nhà cửa và các công trình, nhằm mua bán, cầm cố, thế chấp, đầu tư, bảo hiểm và tính thuế…

Do sự phức tạp về đối tượng định giá, sự đa dạng của BĐS và giá trị lớn của loại tài sản này, cộng thêm sự non trẻ về kinh nghiệm và chuyên môn nên công tác định giá vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều trường hợp chưa phản ánh đúng giá trị tài sản và chưa thể hiện được hiệu quả thực sự của công tác định giá.

* Vậy theo ông, những cơ hội và thách thức đối với DN tại Việt Nam đang cung cấp dịch vụ này là gì?

Thách thức lớn nhất, theo tôi đó là sự tăng trưởng. Bởi vì ở đây chúng ta có sự tăng trưởng rất lớn, chúng ta đã tăng gấp đôi thu nhập trong vòng ba năm trở lại đây. Sự tăng trưởng kinh tế thế giới, kéo theo sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, do đó, các DN cũng sẽ phải phát triển cùng với những thách thức, cạnh tranh.

Một sự thách thức lớn nữa, đó là chúng ta chưa đủ nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Cũng chính vì điều này mà theo tôi, DN nên sắp xếp cho nhân sự làm việc theo nhóm, để nâng cao trình độ. Đồng thời, DN cần có chiến lược thu hút nhân tài làm việc cho DN của mình.

Và tôi nghĩ khi một nhà đầu tư mong muốn tiến vào thị trường này, họ rất cần sự giúp đỡ của những người thông hiểu về thị trường mới và đưa ra những lời khuyên cụ thể. Vậy nên càng có nhiều hoạt động đầu tư ở đây thì sự tăng trưởng càng lớn lên gấp bội.

Xin cảm ơn ông!

DiaOcOnline.vn-Theo Tạp chí Tài chính