Dân chung cư bị cắt nước vì không đóng phí dịch vụ, Bộ Xây dựng phân giải

Cập nhật 06/08/2019 09:30

Theo Bộ Xây dựng, người sử dụng không đóng phí dịch vụ thì đơn vị quản lý được áp dụng chế tài tạm ngừng cung cấp các dịch vụ (do mình cung cấp) hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước... tạm ngừng cung cấp các dịch vụ này.

Theo Bộ Xây dựng, người sử dụng không đóng phí dịch vụ thì đơn vị quản lý được áp dụng chế tài tạm ngừng cung cấp các dịch vụ (do mình cung cấp) hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước... tạm ngừng cung cấp các dịch vụ này.

Cư dân bị cắt nước do không đóng phí dịch vụ


Liên quan đến vấn đề quản lý vận hành nhà chung cư, thời gian qua, cử tri TP.HCM đã có kiến nghị gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV trong đó nêu lên thực trạng: Hiện nay dù luật đã quy định rõ tại Điểm đ, khoản 1, Điều 39 Quy chế kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD “Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành”. Tuy nhiên, thực tế rất khó xử lý đối với việc chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ không đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư.

Từ thực trạng trên, cử tri TP.HCM kiến nghị cần có chế tài quy định mức phạt cụ thể để xử lý hành vi này.

Thực tế, đây không phải là vấn đề mới. Ghi nhận tại Hà Nội, một số cư dân ở chung cư bị cắt nước sau khi không chịu đóng phí dịch vụ. Như tại chung cư Smile Building (Hoàng Mai, Hà Nội), thời gian vừa qua, một số cư dân bị cắt nước do không đóng khoản phí dịch vụ 3 triệu đồng trong thời gian thi công nội thất. Bên cạnh đó, họ cho rằng mức phí dịch vụ quản lý, vận hành 5.000 đồng mỗi m2 một tháng tại đây là quá cao với chất lượng dịch vụ quản lý "chưa tương xứng". Sau nhiều lần đối thoại nhưng một số cư dân chưa đồng tình, không chịu đóng khoản phí dịch vụ nói trên.

Tình trạng cư dân không nộp phí dịch vụ đã từng diễn ra tại rất nhiều chung cư. Tại không ít chung cư một số cư dân bị cắt nước do nợ phí dịch vụ.

Lý giải việc cắt nước, Công ty CP Đầu tư thương mại Trung Yên – chủ đầu tư dự án cho biết, việc cắt nước quy định trong hợp đồng mua bán khi khách hàng không đóng phí dịch vụ. Theo đó, chủ đầu tư thông qua ban quản lý gửi thông báo 3 lần trong 1 tháng, thông báo qua phường về việc cắt nước mới tiến hành cắt chứ không tự ý cắt.

Hay đầu tháng 7 mới đây, một số cư dân tại chung cư Mon City (Khu đô thị Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng phản ánh về tình trạng bị cắt nước. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ tại đây không tương xứng với mức phí mà đơn vị quản lý đang thu của cư dân. Khi bị cắt nước, một số hộ xách nước, mang xô, chậu xuống sảnh để quay clip cảnh gội đầu.

Một thành viên của ban đại diện cư dân cho biết chỉ có dưới 10 hộ bị cắt nước, với lý do không chịu đóng phí dịch vụ. Vị này cũng cho hay sau đó vài ngày chủ hộ đã chấp nhận đóng phí và được cấp nước trở lại.

Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư xác nhận việc cắt nước tại một số hộ. Theo vị đại diện này, có dưới 10 hộ bị cắt nước do không nộp phí dịch vụ trong thời gian kéo dài, từ 10 đến 12 tháng. Trước đó, một số hộ dân cũng cho hay lý do không nộp phí vì cho rằng mức thu cao so với chất lượng dịch vụ.

“Về giá dịch vụ đã được nêu rõ trong hợp đồng là 9.000 đồng/m2. Hiện nay, mức phí này đã được điều chỉnh xuống 8.000 đồng/m2. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn không đồng ý nên không chịu nộp phí dịch vụ trong thời gian dài” – đại diện chủ đầu tư cho biết.

Cũng theo vị này, trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và cư dân có quy định: Trước khi BQT được thành lập, chủ đầu tư có quyền ngừng hoặc yêu cầu bên cung cấp ngừng cung cấp điện, nước hoặc các dịch vụ khác.

“Đối với những hộ không đóng phí dịch vụ chúng tôi đều có thông báo nhắc nhở 3 lần/tháng. Kể cả thông báo tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với mỗi hộ gia đình chúng tôi cũng gửi đến từng hộ. Tuy nhiên, các hộ cố tình không đóng thì chúng tôi mới cắt nước. Đây là điều được quy định trong hợp đồng” – đại diện chủ đầu tư cho hay.

Tình trạng cư dân không nộp phí dịch vụ đã từng diễn ra tại rất nhiều chung cư như: Thăng Long Victory (Hoài Đức, Hà Nội); Capital Garden (ngõ 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội); Artemis (Thanh Xuân, Hà Nội), Happy Strar Tower (Long Biên, Hà Nội)….Tại một số chung cư cũng có một số hộ dân bị cắt điện, nước do nợ phí dịch vụ quản lý như chung cư Imperia Garden (Thanh Xuân, Hà Nội) hay chung cư 584 (quận Tân Phú), Hoàng Anh Gia Lai 2 (quận 7)... ở TP HCM.

Được áp dụng chế tài tạm ngừng dịch vụ

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã ban hành Thông tư 02 về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Trong đó, Bộ dẫn ra điều 39 quy định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư: “Đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ”.
Sự khác biệt về phong cách sống, tiêu chuẩn sống đã dẫn đến những xung đột dai dẳng giữa cư dân với chủ đầu tư, đơn vị quản lý hoặc thậm chí giữa chính các cư dân với nhau?

Sự khác biệt về phong cách sống, tiêu chuẩn sống đã dẫn đến những xung đột dai dẳng giữa cư dân với chủ đầu tư, đơn vị quản lý hoặc thậm chí giữa chính các cư dân với nhau? Quy định cũng nêu rõ: Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản ly vận hành”.

Cùng với đó, tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 6 của Phụ lục số 02 ban hành kèm theo quy định: Mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ban hành kèm theo Quy chế 02 thì Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư “Được tạm ngừng cung cấp các dịch vụ: ... hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước, năng lượng... cho nhà chung cư tạm ngừng cung cấp các dịch vụ này trong trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đã được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai yêu cầu nộp kinh phí quản lý vận hành và kinh phí khác do Bên B thu nhưng vẫn không nộp các kinh phí này.”

“Theo các quy định nêu trên, việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các bên, trong đó có trách nhiệm đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ là một trong các nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành” – Bộ Xây dựng cho biết.

“Trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng không đóng góp khoản kinh phí này thì đơn vị quản lý vận hành được áp dụng chế tài tạm ngừng cung cấp các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (do mình cung cấp) hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước... cho nhà chung cư tạm ngừng cung cấp các dịch vụ này. Trường hợp xảy ra tranh chấp, vi phạm hợp đồng thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan” – Bộ nêu rõ.

Theo đánh giá của một số chuyên gia bất động sản, người dân Việt Nam vốn có thói quen sống tại mặt đất, họ không phải đóng thêm bất cứ một khoản phí nào. Mô hình chung cư đã phát triển hàng chục năm nay chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nhưng việc xây dựng văn hoá chung cư lại chưa được chú trọng.

Sự khác biệt về phong cách sống, tiêu chuẩn sống đã dẫn đến những xung đột dai dẳng giữa cư dân với chủ đầu tư, đơn vị quản lý hoặc thậm chí giữa chính các cư dân với nhau.

Đứng từ góc độ này chuyên gia cũng cho rằng, mâu thuẫn chung cư một phần có nguồn gốc sâu xa từ yếu tố văn hoá. Muốn giải quyết tận gốc những mâu thuẫn lợi ích trong tranh chấp chung cư, bên cạnh hệ thống pháp luật cần xây dựng văn hoá chung cư hành xử văn minh trong xử lý tranh chấp.
 

DiaOcOnline.vn – Theo Vietnamnet