Phong thủy cho nhà trên đất méo

Cập nhật 17/10/2007 08:22

Những ngôi nhà, miếng đất không đều cạnh, méo mó... phải có những biện pháp điều chỉnh hình thể ngôi nhà tương quan với điều kiện đất lệch...

Những ngôi nhà, miếng đất không đều cạnh, méo mó... phải có những biện pháp điều chỉnh hình thể ngôi nhà tương quan với điều kiện đất lệch sao cho lợi ích về sử dụng và đảm bảo cân bằng khí trong ngôi nhà.



Các minh họa trường hợp nhà lệch.


Bên thẳng bên lệch

Nếu diện tích khu đất tương đối rộng cho một ngôi nhà phố (chiều ngang trên 6m), tốt nhất là chỉ nên làm ngôi nhà về một bên và chừa một phần nhỏ làm lối đi, sân cảnh hoặc các mảng trang trí. Ngôi nhà nên xây theo phần thẳng của đất, làm cơ sở để đơn giản và thuận tiện về kết cấu (hình 1). Phần trồi sụt còn lại khi đó là diện tích trống có tính chất trang trí bổ sung. Như vậy, phần diện tích chính bên trong nhà luôn vuông vức ngay ngắn hai bên trái, phải (phong thủy gọi là Thanh Long và Bạch Hổ). Việc trang trí có thể dùng thêm cây xanh và đặt đèn vào các góc bị khuất (hình 2) để gia tăng sinh khí.

Đất hình chữ L

Với trường hợp đất chữ L mà nở hậu, bạn có thể bố trí theo cách dành khoảng trống được dùng làm sân nước phía trước và thông thoáng cho phòng ngủ bên trên (hình 3a). Hoặc ngôi nhà có sân giữa với hai phần trước, sau rõ rệt. Sân này cũng đóng vai trò thông thoáng và dẫn khí cho các phòng ở giữa (hình 3b). Còn trường hợp khi nhà hẹp không đủ chiều sâu, nên đặt cầu thang ngay vị trí nở hậu (hình 3c). Nói chung, theo cách nào cũng nên xử lý vuông vức tại chỗ bị giật cấp.

Chữ L tóp hậu

Nên biến phần sau tóp hậu ấy thành không gian phụ (hình 4a), chẳng hạn như cầu thang, nhà vệ sinh, sân trời... nếu phần này không chiếm tỷ lệ lớn trong nhà. Khi gặp trường hợp (hình 4b) chữ L mà phần chính của ngôi nhà ở phía sau thì phía trước dùng làm sân cảnh, chỗ để xe trước khi vào nhà.

Mỗi mảnh đất có hình dạng khác nhau, quan trọng là sự sắp xếp, bố trí sao cho cân đối, vừa tiện ích, vừa tận dụng được các luồng khí vào nhà.

Theo Thanh Niên