Địa lý phong thủy là một môn khoa học xuất phát từ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là hệ thống lý thuyết vô cùng phức tạp và trong đó mô tả mọi hoạt động tương tác có tính quy luật.
Địa lý phong thủy là một môn khoa học xuất phát từ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là hệ thống lý thuyết vô cùng phức tạp và trong đó mô tả mọi hoạt động tương tác có tính quy luật.
Do mang tính quy luật và được thống kê qua hàng ngàn năm tồn tại, nên bộ môn này có khả năng tiên tri và dự đoán trước dựa trên các thông tin về không gian và thời gian.
Do sự nhầm lẫn với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, nên phong thủy lâu nay vẫn bị coi là mê tín. Việc xây nhà liên quan tới động thổ, cất nóc luôn được đi kèm với cúng lễ, nên những yếu tố chính là phong thủy lại bị lãng quên, bởi nhiều người cho rằng lễ động thổ, cất mái là đầy đủ các yếu tố của phong thủy. Do đó, đã có rất nhiều hậu quả xấu gây ra do động thổ sai vị trí, cũng như không tuân thủ theo đúng các yêu cầu của phong thủy.
Trong năm 2017, động thổ cần quan tâm tới những điều gì?
1. Tuổi của người động thổ
Người động thổ tức là chủ nhà, không phạm phải năm Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc là có thể động thổ. Năm 2017, các tuổi Dần - Ngọ - Tuất dù được tuổi cũng không được động thổ, cất mái.
Nếu không được tuổi, chúng ta thường hay mượn tuổi người không phạm Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc . Tuy nhiên, có rất nhiều nhầm lẫn giữa khoa học tương tác với văn hóa tâm linh, nên nhiều người cho rằng, chỉ cần cúng lễ là xong. Đối với Địa lý phong thủy Lạc Việt, thì việc mượn tuổi phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Nhà ở: Người động thổ phải là người có cùng huyết thống và phải lớn tuổi hơn chủ nhà (nếu người mượn tuổi là phụ nữ thì phải là người độc thân).
- Dự án: Là người có vị trí cao nhất trong công ty chủ dự án.
Đây chính là xác định các đối tượng Dương và Âm theo hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Nếu như người được mượn tuổi không cùng huyết thống, thì việc động thổ vẫn được coi là chủ nhà động thổ.