Ngũ hành cho không gian chức năng

Cập nhật 22/06/2007 09:17

Xác định tính chất ngũ hành cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành.

Xác định tính chất ngũ hành cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được tính chất ngũ hành của các không gian chính sẽ giúp việc bố trí nội thất hài hòa hơn.

Theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (nếu có nhà tầng) thì các không gian chính sẽ có tên gọi theo ngũ hành như sau:

- Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

- Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác... thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

 

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.
 Ảnh: HL


- Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

- Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi... càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện... thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

- Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ...) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

 

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc.
Ảnh: HL


- Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy....

- Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

Theo Thanh Niên