Đối với thời tiết vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường thì sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên không thể tránh khỏi sự cong vênh, co ngót, dãn nở của gỗ do yếu tố tự nhiên, độ ẩm và độ nóng cao!
Đối với thời tiết vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc thù thời tiết, môi trường thì sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên không thể tránh khỏi sự cong vênh, co ngót, dãn nở của gỗ do yếu tố tự nhiên, độ ẩm và độ nóng cao!
Trong trang trí nội thất nói chung, vật liệu gỗ vẫn là chủ đạo tạo lên sự sang trọng của bất kỳ căn phòng nào, tuy nhiên để ứng dụng gỗ vào công trình cũng cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến kỹ thuật và quan trọng hơn cả để giải quyết vấn đề kỹ thuật gỗ trang trí nội thất nói chung là phân tích ảnh hưởng và sự tương tác môi trường sử dụng vật liệu gỗ.
Điều này trả lời được thắc mắc của một số câu hỏi như: Tại sao ở các nước phương tây sử dụng gỗ công nghiệp MDF, Gỗ ván dăm, hoặc giấy dán rất bền trong khi cũng là loại gỗ đó sử dụng ở Việt Nam thì chỉ được một vài tháng là có sự xuống cấp, cong vênh…Như vậy trong Kiến trúc sử dụng vật liệu gỗ cần lựa chọn các loại vật liệu gỗ có độ thích nghi với môi trường mà nó phục vụ.
Ví dụ như: Cửa ngoài trời thì cần sử dụng các loại gỗ Cứng chịu được mưa gió, thời tiết khắc nghiệt như Đinh, Lim, Sến Táu…
Vì vậy để khắc phục tình trạng này khi sử dụng gỗ ứng dụng trong nội thất các nhà sản xuất gỗ nội thất đều có các phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng gỗ trong quá trình sử dụng. Để các khắc phục cong vênh đối với các loại tủ gỗ ứng dụng trong nội thất, chúng ta có một số phương pháp sau: Như chúng ta đã biết để giảm sự ảnh hưởng xấu của thời tiết, môi trường đến chất liệu gỗ tự nhiên, nhà sản xuất phải xử lý gỗ trước khi cho sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và thời gian sử dụng như tẩm, sấy, sơn… Nhưng ngoài tẩm, sấy, sơn còn một phương pháp rất quan trọng nữa là “Phương pháp ghép thanh” gỗ khi đóng đồ nội thất.
Phương pháp đó được mô tả như dưới hình sau đây:
DiaOcOnline.vn - Theo Archi