8 thói quen làm 'tổn thương' sàn gỗ

Cập nhật 22/04/2014 14:15

Nhiều người thậm chí không nhận ra đây là những thói quen rất có hại.

Nhiều người thậm chí không nhận ra đây là những thói quen rất có hại.

Về cơ bản, sàn gỗ cứng thường đi kèm với những thiết kế nội thất phong cách hiện đại và ai ai cũng biết rằng chúng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt hơn so với các loại sàn nhà khác. Ví dụ, bạn không thể luôn luôn làm sạch sàn gỗ cứng chỉ với công thức tự nhiên gồm có giấm ăn và nước. Tuy nhiên, có một số thói quen bạn đang làm hàng ngày dần dần hủy hoại sàn gỗ của bạn... trong khi đó, bạn thậm chí còn không nhận ra điều này.

1. Bỏ qua thảm chùi chân ở cửa ra vào

Nhiều gia đình không sử dụng thảm chùi chân ở cửa ra vào vì cho rằng nó không cần thiết. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Một chiếc thảm chùi chân ở cửa ra vào rất có ích, đặc biệt là với gia đình sử dụng sàn gỗ.

Hãy tưởng tượng xem sàn gỗ sẽ ra sao nếu bạn bước đi trên nó với đôi giày/dép dính đầy đất cát hoặc đôi chân bẩn? Trong trường hợp này, tấm thảm sẽ giúp loại bỏ hết đất cát bụi bẩn khỏi giày dép và cả đôi chân của bạn trước khi bước vào nhà. Sàn gỗ sẽ luôn sạch sẽ và không bị xước vì bị cọ xát với nhiều loại vết bẩn.


2. Bỏ qua thảm chùi chân bên dưới chậu rửa bát

Khu vực xung quanh chậu rửa bát là nơi bạn thường đứng và đi lại nhiều nhất trong bếp nên cần có thảm chùi chân để làm sạch bụi bẩn khỏi phần đế của những đôi dép đi trong nhà hoặc đôi chân của bạn. Có như vậy, sàn gỗ mới không bị bẩn và xấu đi vì những vết bẩn, vết xước không đáng có.

3. Chỉ sử dụng 1 mặt của khăn (giẻ) lau nhà

Một chiếc khăn lau nhà có thể từ đẹp đẽ trở nên xấu xí chỉ trong vài giây hoặc vài phút ngay sau khi chúng bị ném xuống sàn nhà, xung quanh chân của bạn. Vì thế, bạn cứ vô tư sử dụng cả hai mặt của chiếc khăn lau nhà khi 1 trong 2 mặt đã bị bẩn.

Để hạn chế trường hợp giẻ lau nhà tích tụ nhiều vết bẩn, bám dính lấy bề mặt sàn gỗ và "phá hoại" bề mặt gỗ, bạn nên chọn mua loại giẻ làm từ chất liệu tự nhiên.


4. Lơ là tác động ngoại cảnh

Các gia đình có trẻ nhỏ thường gặp chung một tình huống là trẻ nhỏ sau khi đùa nghịch ngoài sân, vườn, đường phố... cứ vô tư chạy vào nhà, mang theo vô số đất cát, bụi bẩn và đôi khi còn để nước nhỏ khắp nơi.

Bản thân sàn gỗ rất kỵ nước. Do đó, bạn cần nhắc nhở lũ trẻ mang ủng khi ra vườn trồng cây, trồng rau và lau chân sạch sẽ trước khi bước vào nhà.


5. Lau nhà không đúng cách

Nhiều người có thói quen lau sàn gỗ bằng nước, rất nhiều nước. Thế nhưng, càng nhiều nước ngấm xuống gỗ bao nhiêu thì mức độ gây hại sẽ tiêu cực bấy nhiêu.

6. Sử dụng sai chất tẩy rửa

Trên thế giới có tới hàng trăm, hàng nghìn loại chất tẩy rửa khác nhau và mỗi người lại có cho mình một lựa chọn riêng. Việc sử dụng những chất tẩy rửa có chứa hàm lượng hóa chất độc hại cao có thể làm giảm tuổi thọ của sàn gỗ nhanh chóng. Thêm vào đó, nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn vì tiếp xúc trực tiếp với sàn gỗ hàng ngày.

Tạo thói quen sử dụng các sản phẩm/công thức tẩy rửa tự nhiên có khả năng duy trì chất lượng, diện mạo bóng đẹp cho sàn gỗ và đảm bảo sức khỏe cho bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình.


7. Trì hoãn việc chăm sóc, bảo trì sàn gỗ

Mọi người thường không chăm sóc, bảo trì sàn gỗ đúng thời điểm. Hầu hết đều bỏ mặc sàn gỗ trong khoảng thời gian sử dụng rất dài. Những khu vực có mật độ sinh hoạt cao mà không trải thảm thì sẽ bị mòn, bị xước và xỉn màu rất nhanh.

Vì vậy, mỗi khi phát hiện ra vết xước, vết bẩn hoặc vùng xỉn màu nào, bạn hãy "chữa trị" ngay lập tức. Việc này sẽ dễ dàng và tiết kiệm gấp nhiều lần so với việc phải bảo trì toàn bộ sàn gỗ của ngôi nhà.


8. Không cắt móng chân cho vật nuôi

Theo thời gian, những chiếc móng, chiếc vuốt của thú cưng có thể tạo ra vô số vết xước xấu xí trên sàn gỗ của bạn. Nhớ cắt móng chân cho vật nuôi nếu bạn muốn bảo vệ sàn gỗ khỏi những tổn thương đau đớn.


DiaOcOnline.vn - Theo Eva / HP