Vẻ đẹp của những thành phố cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cập nhật 18/06/2012 15:50

Là một trong những nơi có nền văn minh hưng thịnh nhất của thế giới thời La Mã cổ đại, ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn bảo tồn được dấu tích của nhiều thành phố được xây dựng cách đây hàng nghìn năm.

Là một trong những nơi có nền văn minh hưng thịnh nhất của thế giới thời La Mã cổ đại, ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn bảo tồn được dấu tích của nhiều thành phố được xây dựng cách đây hàng nghìn năm.


Ephesus (thuộc thành phố Kusadasi) được xây dựng cách đây 3.000 năm là trung tâm kinh tế văn hóa của người La Mã ở châu Á. Đây cũng là thành phố La Mã lớn thứ 2 của thế giới thời kỳ đó về mật độ cư dân sinh sống chỉ sau Rome (Italya, Thủ đô của đế chế La Mã). Toàn bộ khu khảo cổ của thành phố này trải dài trên một con đường khoảng hơn 3km với nhiều phế tích bào gồm: cung điện, quảng trường, nhà hát, thư viện, sân vận động...


Hiện thành phố Ephesus còn giữ được nhiều tàn tích từ thời La Mã và Hy Lạp tốt nhất trên thế giới. Trong đó có nhà hát cổ nằm bên sườn một ngọn đồi có sức chứa khoảng 25.000 người có hình bán nguyệt. Khu thư viện được xây dựng khá kiên cố cho đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ hoành tráng. Khu thư viện được xây dựng khá kiên cố cho đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ hoành tráng.


Khu thư viện nhìn từ phía sau. Nơi đây chứa hàng nghìn tài liệu, sách cổ. Nằm ngay bên dưới những ngọn đồi xanh mướt, công trình này nổi bật giữa thiên nhiên.

Qua thời gian nhiều công trình đã bị hư hỏng chỉ còn lại tàn tích.


Có những công trình chỉ còn lại một vài cây cột đá, nhưng vẫn hiện lên nét vĩ đại trong kiến trúc cổ xưa của người La Mã.


Một công trình khác trong thành phố Ephesus được xây dựng từ những khối đá lớn đến nay vẫn còn lưu giữ được nét nguyên vẹn. Bên hông là một con đường lát đá lối đi vào phía trong của thành phố.


Ngoài Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ còn khá nhiều thành phố cổ khác với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, Thành Troy (ngày nay thuộc thành phố Canakkale) là thành phố thần thoại nổi tiếng trong các bài thơ của Liad và Odyssey. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc chiến vì người đẹp Helen giữa người Trojan và người Hy Lạp. Trong ảnh là nơi diễn ra các nghi lễ cúng tế thần linh của thành phố.


Khu nhà hát nhỏ trong một thành phố cổ khác tại Canakkale được xây dựng trên sườn núi có độ cao 400m so với mực nước biển. Điều nổi bật trong những thành phố cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ là luôn có một nhà hát, độ lớn nhỏ tùy vào quy mô của thành phố đó.


Một trong những thành phố cổ có niên đại lâu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là thành phố Hierapolis (nay thuộc thành phố Bursan) được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Không giống như nhiều thành phố cổ khác, nơi đây được xây dựng trên khu đồi núi đá vôi rắn chắc cao hàng trăm mét. Ngày nay, khu di tích này chỉ còn lại rất ít những công trình được bảo tồn.


Tuy nằm trên một nền đá vôi rắn, nhưng thành phố cổ Hierapois lại đẹp mê hồn với nhiều loài hoa đủ màu sắc bao quanh


Điều đặc biệt hơn nữa, ở thành phố này có nhiều nguồn nước khoáng nóng tự nhiên chảy từ đỉnh đồi xuống sườn núi tạo thành những vành đá trắng như bông và được gọi là lâu đài bông (Pamukkale). Bên trong lòng thủ đô Istanbul ngày nay của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn lưu giữ nhiều công trình của một thành phố cổ từ thời các nhà vua của đế chế Ottoman.


Bên trong lòng thủ đô Istanbul ngày nay của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn lưu giữ nhiều công trình của một thành phố cổ từ thời các nhà vua của đế chế Ottoman. Trong đó, hầm chứa nước được xây dựng kiên cố nằm sâu dưới lòng đất giữa thủ đô là một trong những công trình vĩ đại. Nó chứa hàng chục nghìn mét khối nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân toàn thành phố thời kỳ đó. Cho đến nay, công trình này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, phục vụ du khách tham quan.

DiaOcOnline.vn - Theo VnExpress