Sự xuất hiện của loại hình kiến trúc biệt thự phố không chỉ giúp bộ mặt đô thị thoát ra khỏi cảm giác chật chội của những căn nhà chia lô mà còn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng về mặt thẩm mỹ trong khi không cần chiếm quá nhiều diện tích.
Sự xuất hiện của loại hình kiến trúc biệt thự phố không chỉ giúp bộ mặt đô thị thoát ra khỏi cảm giác chật chội của những căn nhà chia lô mà còn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng về mặt thẩm mỹ trong khi không cần chiếm quá nhiều diện tích.
Các mặt bên hoặc sau của biệt thự phố có thể giáp với những công trình lân cận nên góc nhìn chủ yếu là từ mặt trước nhưng vẫn có “đất diễn” cho mọi ý tưởng sáng tạo từ phong cách hiện đại với các khối, mảng miếng, màu sắc cho đến phong cách cổ điển với mái dốc, vòm, cột....tùy theo yêu cầu của thiết kế của từng gia chủ.
Mặt tiền ở dạng biệt thự này thường dao động từ 6 – 10m vì vậy rất khó để tạo sân vườn bên hông nhà, chỉ có thể lùi diện tích xây dựng vào khoảng 3 – 5m làm sân trước hoặc đưa lên các tầng lầu, sân thượng phía trên. Một giải pháp tạo không gian xanh cho ngôi nhà nữa là tận dụng hiệu quả khu vực giếng trời, ban công, logia, tiền sảnh....bố trí tiểu cảnh nước hay tiểu cảnh khô tạo không gian thiên nhiên sinh động, đẹp mắt.
Để biệt thự không bị cảm giác cao vút giống như nhà chia lô thì cách xử lý mặt tiền cũng phải hết sức khéo léo bằng hình khối để giảm bớt độ cao, thông thường các chi tiết mảng miếng sẽ được đặt theo chiều ngang để đánh lừa thị giác, giúp ngôi nhà trông rộng hơn và thấp hơn. Vật liệu, màu sắc trong thiết kế biệt thự phố rất đa dạng. Chủ yếu là những gam màu nhẹ nhàng kết hợp những vật liệu đặc biệt như giàn hoa gỗ, hoa sắt, nhôm, kính... ốp mặt ngoài để mặt tiền ngôi nhà thêm sinh động.
Dưới đây là một ví dụ cụ thể của một ngôi biệt thự phố từ kiểu dáng kiến trúc tới cách bố trí mặt bằng Kiến trúc Trang Kim xin được giới thiệu đến quý độc giả: