Nơi sự sống còn nhiều hoang dã

Cập nhật 19/10/2011 09:30

Đảo quốc lớn nhất châu Phi trông giống như một chiến hạm lớn chạy trên Ấn Độ Dương, phía nam đại lục châu Phi. Hòn đảo lớn nằm tách biệt ở phía nam châu Phi và bao quanh là Ấn Độ Dương này nổi tiếng về sự đa dạng, độc đáo của quần thể sinh vật.

Diện tích 590.000 km2, Madagascar là bán đảo lớn thứ tư trên thế giới, sau Greenland, Ilian, Kalimantan.

70 triệu năm trước, Madagascar vốn là một phần đại lục cổ châu Phi nhưng do sự đứt gãy địa tầng mà rời khỏi đại lục. Tuy có cơ sở địa chất lâu đời như nhau nhưng sinh vật và cảnh quan nhân văn trên đảo này khác hẳn với châu Phi đại lục. Vì vậy, Madagascar mới được gọi là tiểu lục địa trên Ấn Độ Dương.

Bán đảo Madagascar trải dài theo phía Nam, phía Đông và Tây tương đối hẹp. Cao nguyên chính giữa chạy dọc Nam - Bắc, tạo thành khung xương của địa hình toàn bán đảo.

Cư dân sống trên đảo có chủng tộc, ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng biệt. Người Madagascar da màu vàng, vóc dáng hoàn toàn khác với người Ảrập và người da đen của đại lục châu Phi, lại rất giống cư dân Đông Nam Á xa xôi. Tiếng Madagascar và ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á cũng gần giống nhau, xét về phân loại ngôn ngữ (cùng ngữ hệ Mã Lai - Polinixi).

Theo khảo sát và chứng minh tổ tiên của người Madagascar chủ yếu đến từ vùng Đông Nam Á ở bên kia Ấn Độ Dương. Từ trước Công nguyên đã có dân tộc Đông Nam Á như Indonesia dùng thuyền vượt đại dương để sinh sống trên đảo, dần dần dung hợp với người da đen, người Ảrập đến đảo sau này.

Chính vì nguồn gốc lịch sử của huyết thống chủng tộc và sự di dời dân tộc này nên người Madagascar được xem là người da vàng châu Phi. Đảo Madagascar vẫn giữ nhiều phong tục tập quán của người Đông Nam Á. Vùng nông thôn mang đậm nét Đông Nam Á.

Em bé Madagascar vui tươi cùng với gia đình ở St Luce, một làng đánh cá ở phía Đông Nam Madagascar.

Nhà cửa, nông trại, thường được dựng bằng tre trúc, hai mái nghiêng được phủ bằng các loại rơm cỏ và lá cọ, trên tường còn có các khám thờ. Cư dân trên đảo từ việc ăn uống, ở đến các thể thức nghi lễ hôn nhân, tang chế đều giữ lại nhiều nét đặc sắc của Đông Nam Á.

Cuộc sống của người dân Madagascar có rất nhiều nét tương đồng với người Đông Nam Á

Tuy nằm cách xích đạo hơn 1.500 km nhưng nửa phần phía Đông, vì suốt năm nhận gió mùa Đông Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào, cộng thêm sự tác động từ khí hậu ẩm ướt đối với địa hình, nên đã hình thành khí hậu nhiệt đới mưa nhiều và độ ẩm cao. Phần phía Tây khuất gió lại thuộc về khí hậu nhiệt đới thảo nguyên, hai mùa mưa khô rõ rệt.


Trong khi Miền Bắc có khu rừng mưa nhiệt đới, khu trung tâm của đất nước tự hào có các cao nguyên cao, thì sa mạc lại nét nổi bật ở Miền Nam Madagascar.


Điều làm người ta thấy lạ là cùng khí hậu thảo nguyên và nhiệt đới mưa nhiều nhưng ở Madagascar không có các loại động vật lớn thường thấy ở đại lục châu Phi như voi, hà mã, sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ… mà lại có rất nhiều động vật quý hiếm mà đại lục châu Phi không có như khỉ cáo và linh miêu mã đảo.

Ankarana Montagne d'Ambre là công viên nằm ở phía Bắc của đất nước. Đến đây du khách có cơ hội chiêm ngưỡng một loạt các loài bò sát, lưỡng cư cùng với một số loài vượn cáo.


Khỉ cáo mã đảo tổng cộng có 36 loài, ngoại hình trông rất đẹp, mặt cáo mình khỉ, tay ngắn, lông dày, đa số có đuôi để giữ thăng bằng khi chạy nhảy, vừa có cánh tay thiện nghệ để leo trèo.


Loại phổ biến là khỉ cáo vằn, vóc dáng như mèo, lông nhung vừa dài vừa nhiều, đen trắng đan xen, miệng đen mặt trắng, đuôi vằn đen trắng đan xen rất đẹp và hấp dẫn người xem.


Nó không bám trên cây như các loài khỉ cáo khác mà ở trên vách đá. Khỉ cáo đuôi ngắn là lớn nhất, chiều cao đạt tới 90 cm, thân dài 10 cm, đuôi dài 15 cm.

Linh miêu mã đảo rất quý, thân hình giống như con chồn, độ lớn bằng con chó, chân ngắn, đuôi dài. Các đốm vằn trên mình tương đối ít. Không giống những con mèo bình thường khác, khỉ cáo và mèo mã đảo thuộc về động vật có vú nguyên thuỷ, có giá trị khoa học quan trọng đối với việc nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật, được mệnh danh là hóa thạch sống.


Còn một loại khỉ tay rất đặc thù: toàn thân màu nâu tối, độ lớn cỡ như mèo, mặt ngắn, tai to, móng vuốt đặc biệt dài và linh hoạt, dùng để bắt côn trùng trong các bọng cây hoặc các khe hở.


Gần một nửa loài tắc kè hoa của thế giới được biết đến sống ở Madagascar. Đây là những chú bò sát tạo được nhiều hứng thú cho các nhà nghiên cứu bò sát với nhiều đặc điểm riêng biệt của chúng, từ đôi chân hình kìm, đôi mắt linh động cho đến chiếc lưỡi dài có khi dài hơn hai lần chiều dài cơ thể của chúng.


Chúng có khả năng thay đổi màu sắc theo nhiệt độ cũng như biến đổi màu sắc hòa với màu sắc xung quanh, tạo ra lớp ngụy trang khéo léo.


Bên cạnh đó Kirindy là nơi tuyệt vời để du khách xem một trong số các động vật hoang dã kết hợp với các khu rừng khô của phía Tây Madagascar bao gồm cả vượn cáo, hổ và chuột khổng lồ.

Ngoài ra, Madagascar còn nhiều địa điểm để du khách tham quan như Bemaraha, Ranomafana, Masoala với hệ động thực vật phong phú và đa dạng.


Trước tiên phải kể đến công viên Andringitra. Andringitra là một trong những công viên được xây dựng trên núi.


Nó có đặc trưng là những dãy núi cao (cao nhất là 2658m), các thung lũng sâu và các cây cầu đẹp.


Ankarana được biết đến như là dãy đá vôi. Nó cũng có những hệ thống hang động vật rộng lớn nhất đã được dựng thành phim nổi tiếng National Geographic.


Một địa điểm nữa bạn nên ghé thăm đó là thành phố Antananrivo, nó không giống bất kỳ với thành phố nào trên thế giới. Những ngôi nhà với nhiều màu sắc được trang theo kiểu những ngọn đồi, những ruộng lúa, đường phố náo nhiệt tràn ngập xe ô tô và các xe kéo Zebu.

Trong tiếng Malagasy, Antananarivo, có nghĩa là thành phố của ngàn chiến binh, đây là nơi sinh sống của hơn 20 triệu cư dân Madagascar.

Tòa nhà thờ chính Ambozontany thuộc tỉnh Fianarantsoa, nơi đây là trung tâm sản xuất chính về trà và rượu của Madagascar.



Nosy Be, có nghĩa là "đảo lớn" trong tiếng Malagasy, đây là hòn đảo lớn nhất ở Madagascar. Nằm trong khoảng năm dặm (khoảng 8 mét) ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc của đất nước, biển nơi đây với màu ngọc lam của nước, những rặng san hô là nơi là điểm đến du lịch thu hút khách du lịch của Madagascar.

Hầu hết các bãi biển ở Madagascar đều là các bãi biển đẹp thu hút khách du lịch.


Những bãi biển hoang vu với bờ cát trắng phẳng lặng trải dài tới tận chân trời lại là nơi thu hút khách ghé thăm.


Thực vật trên đảo cũng có rất nhiều chủng loại, trong đó có những loại đặc biệt như cây lữ nhân tiêu. Châu Phi đại lục vốn không có loại cây này, về sau được nhập giống ở Madagascar. Loại cây này cao hơn 10 m, thân giống cây dừa, nhìn từ xa, cành lá của nó trông giống như một chiếc quạt lớn xoè ra, giống bộ lông của một con công đang múa. Do cuống lá của nó thon dài mềm mại, phần gốc có nhiều nước, khách du lịch chỉ cần khoét bằng dao nhỏ là có thể giải khát với loại nước có vị ngọt trong cây.


Một loại cây nổi tiếng của Madagascar nữa là Bao báp


Những nhánh cây thưa thớt chỉ mọc ở phía trên của cây và trông giống như rễ trên tán cây Bao báp, cho nên người ta còn đặt cho nó một biệt danh đó là "cây lộn ngược". Cây có thể cao đến 24 mét (80 feet) và chu vi gốc cây có thể là ba mét. Đại lộ Bao báp của Madagascar tại Menabe, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của hòn đảo này.


Nhiệt độ trên đảo Madagascar tương đối cao, nhiều mưa, điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu của người Madagascar, kỹ thuật sản xuất cũng được truyền từ Đông Nam Á tới. Vì nước nhiều nên cây cỏ xanh tốt, lại không có ruồi nhọn vòi tấn công gia súc nên cư dân trên đảo có thói quen nuôi bò. Việc nuôi bò ở đây cũng đặc biệt, chủ yếu là bò có hình dáng u lưng lạc đà. Ở đây có hơn 10 triệu con bò, tương đương tổng số dân trong nước nên được gọi là “vùng đất của bò u”.

Ở Madagascar, bò chiếm vị trí vô cùng đặc biệt, khắp nơi trên đảo đâu đâu cũng có hình tượng của bò: trên quốc huy, tiền tệ, huy chương hướng đạo sinh… Những tấm bảng sừng sững hai bên đường cũng vẽ hình đầu bò. Trên tấm bia kỷ niệm độc lập dựng năm 1960 cũng có hình bò u. Ở miền Nam, lễ đính hôn của chàng trai khi cầu hôn là “trộm” bò để thấy sự đảm lược và lòng dũng cảm của người cầu hôn, từ đó có thể lọt vào mắt xanh của cô gái.

Có thể đến Madagascar bằng thuyền, nhưng bạn có thể mất nhiều thời gian và phải có quyết tâm. Có thể đi du lịch trên các loại thuyền chở hàng hóa – trừ khi bạn tìm đi trên một du thuyền như là một thành viên phi hành đoàn để ngủ và ăn uống, đôi khi kết hợp với an toàn biển, có thể làm nên một chuyến đi gian khổ.

Madagascar có nhiều cảnh đẹp, lịch sử không bình thường và một vùng quê tràn ngập sự thân thiện và con người thú vị.

Đất nước này xứng đáng là nơi để du khách tham quan, khám phá.

DiaOcOnline.vn - Theo 24h