Với dân đi “bụi”, những cung đường đã trở thành một nỗi nhớ có thể “điểm mặt, chỉ tên” mà người không đi có lẽ không bao giờ hiểu được. Nó là kết quả của mộ
Với dân đi “bụi”, những cung đường đã trở thành một nỗi nhớ có thể “điểm mặt, chỉ tên” mà người không đi có lẽ không bao giờ hiểu được. Nó là kết quả của một chuỗi những hành trình lang thang khám phá, để rồi “nỗi ám ảnh đường cong” hiện lên qua những khung hình.
Đường từ Sả Pả ra Mậu Duệ lộng lẫy trong mùa lúa
|
Đường lên Quản Bạ vào một buổi sớm tràn nắng, những đám mây bồng bềnh vắt ngang dãy núi khiến con đường trở nên hư ảo lạ thường Bất chợt con đường như một chuỗi ngọc đeo trên cổ cô gái miền sơn cước khi nối Quản Bạ với Yên Minh Tới rừng thông Yên Minh vào ngày mù sương, sẽ thấy thấp thoáng bóng những người dân tộc trong màn sương mờ phủ mộng mị và hư vô Để rồi lữ khách đường xa ngẩn ngơ trước nụ cười của cô bé áo vàng đang đứng chơi bên bờ taluy âm, con đường nối Phố Cáo với Sủng Là loanh quanh và miên man như dải lụa. Từ ngã ba đường đi Phó Bảng, thung lũng Sủng Là hiện ra đẹp như cổ tích, con đường cong cong mềm mại, những hàng thông, những thửa hoa màu, những ngôi nhà trình tường hiện lên như trong tranh Một góc Sủng Là trong bồng bềnh sương và nắng sớm
Mã Pí Lèng hùng vĩ và tráng lệ trong nắng miền biên ải
Đường đi Săm Pun vời vợi và quanh co
|
DiaOcOnline.vn - Theo Tuổi Trẻ