Lãng đãng thoáng cao nguyên Hà Giang

Cập nhật 04/10/2012 16:15

Mùa thu đến, sương giăng mờ ảo trên những cánh đồng mướt xanh bắt đầu lốm đốm ngả sang màu vàng óng của những bông lúa chín, có lúc ánh nắng le lói lại chiếu xuống những thung sâu…

Mùa thu đến, sương giăng mờ ảo trên những cánh đồng mướt xanh bắt đầu lốm đốm ngả sang màu vàng óng của những bông lúa chín, có lúc ánh nắng le lói lại chiếu xuống những thung sâu…

Đó cũng là lúc một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, rực sắc như một cảnh trí trên tấm thêu của cô gái người Mông khéo tay bắt đầu hiện ra. Hà Giang say lòng người cũng bởi những bức tranh dìu dặt, dấn dá níu chân người lữ khách như thế.


Núi đôi Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang khoản 40km, nằm ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, địa danh này thường được gọi là "Núi đôi" hay "Núi Cô Tiên".



Những thủa ruộng tạo thành những thung xanh nối tiếp nhau


Hay những ruộng lúa bậc thang tầng tầng lớp lớp


Rất dễ bắt gặp những sơn nữ cười tươi trong nắng mùa thu


Dọc những con đường quanh co bên dốc núi, du khách dễ bắt gặp khung cảnh hài hòa của núi đá với miên man những thảm hoa dại trải khắp chân núi.


Không chỉ hút tầm mắt bởi những khung cảnh kỹ vĩ, nơi đây còn khoe bày vẻ đẹp của những kỳ hoa, dị thảo vô cùng quyến rũ.


Từ Quản Bạ, chúng ta sẽ đặt chân đến cao nguyên đá Đồng Văn


Đá vừa là một phần khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng đồng thời cũng là một kỳ quan hiếm có của Đồng Văn.


Nơi đây, cuộc sống yên bình, phẳng lặng như những phiến đá trơ gan qua ngày tháng.


Đôi vợ chồng già lên nương, cuộc sống trên những thửa ruộng lởm chởm đá khiến cho việc canh tác của người dân trở nên vô cùng khó khăn


Cuộc sống của người dân cũng chầm chậm trôi đi


Chợ phiên trên núi. Không chỉ là nơi mua bán, phiên chợ còn là một phần trong bản sắc văn hóa của người miền núi. Họ gặp gỡ nhau để chuyện trò, đặc biệt không thể thiếu màn mời rượu.


Đèo Mã Pì Lèng, tên gọi được hiểu theo theo ngôn ngữ vùng biên giới, là "sống mũi ngựa". Để mở được con đường mỏng như một nét vẽ ấy, hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mông, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… phải mất 6 năm xây dựng với gần 3 triệu ngày công đục khoét trên gần 3 triệu mét khối đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc. Toàn bộ con đường Hạnh Phúc được hoàn thành vào 15.6.1965.


Từ con đường gần nhất xe máy có thể di chuyển được, đến những căn nhà ở trong thung sâu này, người miền xuôi phải đi mất gần 1 tiếng đồng hồ mới chạm chân đến. Thế nên, họ rất hồ hởi khi được ai đó tới thăm.


Từ đây phóng tầm mắt nhìn xuống, có thể thấy một bức tranh tràn ngập màu sắc của thiên nhiên được bàn tay lao động của người dân cần mẫn tạo thành.


Len vào những sóng lúa ấy là những ngôi nhà lưa thưa


Một địa danh không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang đó chính là cột cờ Lũng Cú. Trong ảnh là đường lên với cột cờ. Cột cờ Lũng Cú được dựng trên đỉnh núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ở độ cao gần 1.700m so với mặt nước biển, được xây dựng lại, hoàn thành ngày 1/12/2002. Cột cờ có chiều cao 33,15m, trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m.

DiaOcOnline.vn - Theo Tiin