Ghé thăm thánh địa linh thiêng nhất Jerusalem

Cập nhật 10/02/2013 13:00

Thành cổ Jerusalem là một trong những thánh địa thiêng của ba tôn giáo: Do Thái, Cơ Đốc và Hồi giáo. Trong đó bức tường Than khóc là địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi tới đây.

Bức tường phía Tây này được coi là địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với người Do Thái.

Thành cổ Jerusalem là một trong những thánh địa thiêng của ba tôn giáo: Do Thái, Cơ Đốc và Hồi giáo. Trong đó bức tường Than khóc là địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi tới đây.


Bức tường Than khóc còn được biết đến với tên gọi bức tường phía Tây hay Kotel là địa danh lịch sử quan trọng và là niềm tự hào của bất kỳ người Do Thái nào trên thế giới.


Bức tường đá cổ này là nơi duy nhất còn lại của ngôi đền thiêng Do Thái, nằm ở phía Tây chân núi Temple Mount sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 sau công nguyên.



Trong suốt thời gian người Jordani cai trị từ 1949 đến 1967, người Do Thái đã bị cấm không được đến nơi này. Ngày nay, khách du lịch có thể đến đây vào các đêm thứ sáu hàng tuần lúc người Do Thái chính thống cầu nguyện, ca hát, nhảy múa.


Hơn một nửa bức tường, gồm 17 hàng tường nằm ở bên dưới đường phố được tin là do Herod Đại đế - người đứng đầu nhà nước Do Thái cổ đại khi chúa Jesus ra đời - xây dựng vào khoảng năm 19 trước công nguyên. Các lớp còn lại đã được bổ sung vào từ thế kỷ 7 trở đi.


Nền móng của tường đã có từ trước đó cả nghìn năm trước. Tường được xây chồng hoàn toàn bằng đá tảng, càng dưới chân đá càng to.


Bên dưới bức tường này là hệ thống móng đá và hầm ngầm, với những tảng đá gốc chèn chặt trên núi đá.


Bức tường phía Tây hiện nay đã trở thành một trong những nơi các tín đồ Do Thái giáo hành hương, cầu nguyện nổi tiếng nhất thế giới.


Ở đây có hàng dãy giá sách để kinh Do Thái, những người Do Thái cứ đến lấy, đọc và rồi trả lại.


Người Do Thái còn có một truyền thống là viết lời cầu nguyện lên một mảnh giấy rồi đặt nó vào một khe hở của bức tường để gửi lên thượng đế.



Hầu hết những người tới đây cầu nguyện, đều mặc áo choàng đen, đội mũ đen rộng vành, nếu không thì cũng đội mũ che chỏm đầu. Vì thế nếu tới đây, bạn nhớ phải đội mũ che đi đỉnh đầu để thể hiện sự tôn trọng tôn giáo.





DiaOcOnline.vn - Theo Vnexpress