Cung đường uốn khúc như chữ cái cổ

Cập nhật 11/03/2014 09:11

Cung đường có sự kết hợp hoàn hảo của hai làn đường gồm 48 góc cua tay áo. Mỗi góc cua như vậy tương ứng với 48 chữ cái trong cổ tự Nhật Bản.

Cung đường có sự kết hợp hoàn hảo của hai làn đường gồm 48 góc cua tay áo. Mỗi góc cua như vậy tương ứng với 48 chữ cái trong cổ tự Nhật Bản.


Irohazaka là một cặp đường quanh co kết nối trung tâm Nikko ở vùng núi của tỉnh Tochigi với khu vực Oku-Nikko nằm ở phía tây bắc Nikko, Nhật Bản. "I-ro-ha" là ba ký tự đầu tiên của 48 âm tiết trong bảng chữ cái tiếng Nhật được sử dụng trước đây (bây giờ được gọi là "aiueo") và "zaka" có nghĩa là "dốc".


Cung đường Irohazaka quanh co được đặt tên như vậy vì nó bao gồm 48 khúc cua tay áo. Mỗi một khúc cua lần lượt được gắn cho một k‎í tự trong 48 ký tự của bảng chữ cái tiếng Nhật. Con đường hẹp nhiều góc cua đã được hiện đại hóa trong những năm qua , nó được bảo vệ và nâng cấp liên tục nhất là giữ đúng số lượng của các khúc cua.


Irohazaka bao gồm hai con đường được xây dựng thứ tự vào năm 1954 và 1965 như một trong những con đường đầu tiên ở Nhật phải trả phí cầu đường, nhưng sau đó nó được sử dụng miễn phí.


Ngày nay, con đường cũ được mở cửa cho giao thông một chiều, chỉ đi xuống và bao gồm một khoảng sân dừng để người ta có thể ngắm hai thác nước tuyệt đẹp gần đó. Trong khi con đường mới hơn chỉ mở cửa cho giao thông một chiều, chỉ đi lên đến tận cao nguyên Akechidaira, gần đỉnh đầu con đường.


Cao nguyên mang đến một tầng quan sát lí tưởng, hướng nhìn ra thung lũng bên dưới và con đường Irohazaka uốn lượn quanh co. Nhiều du khách viếng thăm khu vực này thường ngồi trên một chiếc cáp thang máy đặt ở bãi đậu xe của cao nguyên Akechidaira và chỉ mất ba phút là đến bậc thềm quan sát quan cảnh ngoạn mục của thung lũng, con đường, ngọn thác Kegon, hồ Chuzenji. Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, người ta có thể quan sát sắc thu huyền ảo lướt trên trên con đường quanh co ngoạn Irohazaka.


Con đường đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, các tuyến đường từng là nơi phổ biến với khách hành hương Phật giáo, họ thường qua con đường này để đến hồ Chuzenji, nằm trên đỉnh đồi cây cối bao phủ rậm rạp.


DiaOcOnline.vn - Theo Zing