Thị trường thiết bị điện cao cấp: Cuộc đua thương hiệu

Cập nhật 01/06/2010 10:15

Theo nhiều chuyên gia, thị trường thiết bị điện và chiếu sáng thường chiếm khoảng 10% giá thành của tổng công trình bất động sản và đang có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, nhiều thương hiệu kinh doanh loại hình này đã ra đời tạo nên cuộc chạy đua thương hiệu gay gắt…

Theo nhiều chuyên gia, thị trường thiết bị điện và chiếu sáng thường chiếm khoảng 10% giá thành của tổng công trình bất động sản và đang có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, nhiều thương hiệu kinh doanh loại hình này đã ra đời tạo nên cuộc chạy đua thương hiệu gay gắt…


Trung tâm thương mại Vincom – một trong những tòa nhà sử dụng thiết bị điện AC.

Vòng quanh thị trường


Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các công trình lớn tại Việt Nam đã thay đổi toàn diện thị trường ngành cung ứng vật liệu và thiết bị phục vụ ngành xây dựng. Trong khi các nhà thầu xây dựng trong và ngoài nước cạnh tranh để có trong tay những dự án lớn thì các nhà cung ứng lại bước chân vào cuộc đua cung cấp vật liệu, thiết bị điện và chiếu sáng… Cuộc chạy đua về chất lượng và thương hiệu ngày càng gay gắt để đáp ứng được yêu cầu của những nhà thầu, người sử dụng khó tính.

Những tòa nhà như Kumho Asiana plaza, The Financial Tower, The Everich Tower, The Landmark Tower (HN)… luôn đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, phải trải qua nhiều khâu kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn lập dự án cho đến giai đoạn nghiệm thu. Trong đó, việc quyết định chọn nhà thầu cung cấp những thiết bị trong tòa nhà cũng rất quan trọng.

Tại thị trường Việt Nam, trong phân khúc các sản phẩm thiết bị điện và chiếu sáng cao cấp dành cho các căn hộ cao cấp, tòa nhà văn phòng, các nhà cung ứng nước ngoài lại tỏ ra có ưu thế hơn so với trong nước bởi thương hiệu lâu năm. Trong khi đó, các thương hiệu của Việt Nam khó cạnh tranh, vì đặc thù ngành hàng, uy tín và bề dày thương hiệu là yếu tố chi phối quyết định lựa chọn của chủ đầu tư và người sử dụng. Chính vì vậy, các nhãn hiệu AC, Hager, Legrand, Schneider… lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư, nhà thầu và người sử dụng.

Nhìn lại các dự án cao cấp gần đây, các thương hiệu thiết bị điện cao cấp và uy tín, có bề dày thương hiệu vẫn khẳng định được ưu thế của mình, được các nhà thầu cân nhắc và lựa chọn trước tiên. Ví dụ điển hình, Kumho Industrial, đơn vị xây dựng khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza lựa chọn thương hiệu AC của công ty KTG (Khai Toan Group)

Uy tín và bề dày thương hiệu

Trong phân khúc thị trường sản phẩm thiết bị điện và chiếu sáng cao cấp, các yếu tố về chất lượng, thẩm mỹ, độ tin cậy là yếu tố phải đạt chuẩn để có thể đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các công trình. Ngoài ra, đẳng cấp, uy tín và bề dày lịch sử của thương hiệu trở thành một lợi thế cạnh tranh. Nhìn quanh một vòng, các thương hiệu lớn thuộc loại có uy tín ở Việt Nam không có đơn vị nào có lịch sử dưới 10 năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này thường chọn giải pháp phân phối cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Một số rất ít doanh nghiệp, lựa chọn giải pháp khác: kết hợp uy tín và hệ thống phân phối sẵn có của mình và uy tín của thương hiệu nhằm củng cố thị phần tại thị trường trong nước, bằng cách chuyển giao công nghệ sản xuất của các thương hiệu đẳng cấp nước ngoài về sản xuất ngay trong nước. Đây là bài học thành công của KTG với thương hiệu AC. Trong phân khúc thị trường thiết bị điện và chiếu sáng cao cấp hiện tại, AC chiếm khoảng 35% thị phần của Việt Nam.

Ông Đặng Trọng Ngôn, CEO của KTG cho biết: “Ưu thế khi chuyển giao công nghệ sản xuất và độc quyền phân phối đó là chúng tôi có thể chủ động nghiên cứu các sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đa dạng và riêng biệt của thị trường địa phương. Đồng thời, Công ty vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Quốc tế. Chính những điều này đã mang về thành công cho Công ty.”

Thị trường thiết bị điện và chiếu sáng với nhu cầu ngày càng tăng, nhưng đồng thời cạnh tranh cũng rất gay gắt. Để cuộc đua trở nên cân bằng, cạnh tranh và hấp dẫn hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược đột phá hơn và định hướng thị trường dài hơi. Am hiểu sâu sắc thị trường kết hợp với uy tín thương hiệu quốc tế để tạo nên lợi thế cạnh tranh là một giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thị trường thiết bị điện và chiếu sáng Việt Nam hiện nay chia làm 3 phân khúc chính: phân khúc cao cấp, trung cấp và thấp cấp. Đối với phân khúc cao cấp có thể kể đến những tên tuổi như AC, ABB, Legrand, Hager … trong đó thương hiệu AC của KTG chiếm khoảng 35% thị phần. Thị trường phân khúc trung cấp đang chứng kiến cuộc chạy đua của những nhãn hiệu của một số doanh nghiệp Việt Nam và các thương hiệu nước ngoài ít tên tuổi khác. Phân khúc còn lại là của các các tổ hợp sản xuất và sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng không được kiểm soát và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

 

Thông tin Doanh nghiệp