Thị trường Bất động sản Bình Dương: Lợi thế hạ tầng

Cập nhật 16/04/2010 10:30

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên sôi động trong thời gian qua ngoài mức giá khá mềm, đáp ứng xu hướng “ly tâm” của nhà đầu tư… còn nhờ vào lợi thế hạ tầng...

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên sôi động trong thời gian qua ngoài mức giá khá mềm, đáp ứng xu hướng “ly tâm” của nhà đầu tư… còn nhờ vào lợi thế hạ tầng. Chính luồng gió hạ tầng đã góp phần “thổi” sức nóng cho nhà đất Bình Dương.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Dương dần trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước. Cơ sở hạ tầng ở đây đã có sự chuyển biến khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ - TTg phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2015 - 2020" vào ngày 5.6.2007.

Theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà chủ yếu là giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa. Chuẩn bị kết nối hệ thống Metro (tàu điện ngầm) từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi Thủ Dầu Một vào sau năm 2020. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và các đường vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các tuyến đường sắt trên địa bàn. Đối với giao thông đường thuỷ tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

Như vậy, với quy hoạch này, Bình Dương sẽ hoàn toàn "thay da đổi thịt" trở thành một đô thị hiện đại, giao thông nối kết, thuận lợi. Chính vì tầm nhìn dài hạn, các nhà đầu tư đã đổ xô đến với bất động sản Bình Dương và hàng loạt các giao dịch nhà đất đã được thực hiện.

Khi thị trường bất động sản bước vào giai đoạn trầm lắng vào năm 2008, 2009 thị trường Bình Dương vẫn âm thầm phát triển, một phần nhờ vào lợi thế hạ tầng. Và tất cả trở nên nóng, sốt hẳn lên như trở về thời hoàng kim khi vừa qua Bộ Xây dựng tiếp tục công bố Quyết định 589/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, vùng TP.HCM bao gồm 8 đơn vị hành chính là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích khoảng 30.000km2, bán kính ảnh hưởng từ 150 - 200km.

Quy hoạch phát triển vùng TP.HCM theo mô hình tập trung đa cực, lấy TP.HCM làm đô thị hạt nhân, hướng tới một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế. TP.HCM sẽ đóng vai trò kết nối các tỉnh, thành trong khu vực và liên kết hỗ trợ giữa các vùng đô thị. Việc quy hoạch vùng là cơ sở để kết nối với các vùng đô thị trung tâm theo các trục hành lang kinh tế đô thị.

Thông tin vừa ban hành, nhà đất tại Bình Dương và Đồng Nai, các vùng lân cận TP. HCM trở nên sôi động. Nhiều dự án đô thị mới đã được công bố, hứa hẹn nhiều tiềm năng, như Khu đô thị Thới Hoà (thường gọi Mỹ Phước 4) kết hợp Mỹ Phước 1, 2 & 3 tạo thành cụm đô thị công nghiệp bậc nhất của Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ. Đặc biệt, dự án phố thương mại và biệt thự cao cấp The Green River hấp dẫn khách hàng bởi không chỉ thuộc Mỹ Phước 4, kiến trúc hiện đại mà còn có một kết cấu hạ tầng thuận lợi. Dự án cách TP.HCM khoảng 40km và trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 14km, dự án thuộc khu Công nghiệp và Dân cư Thới Hòa, nằm trong tổng thể Khu quy hoạch Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Mỹ Phước.

Với những tiềm năng lớn về hạ tầng, cùng những lợi thế sẵn có về giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, thị trường nhà đất Bình Dương tiếp tục sôi động. Theo Savills Việt Nam, nguồn cầu về nhà ở tại Bình Dương rất triển vọng. Bình Dương là địa phương có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất cả nước. Ngày càng nhiều người đến sống và làm việc ở Bình Dương do Bình Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, chính quyền địa phương không ngừng thu hút nhân tài đồng thời nhu cầu lao động gia tăng từ các khu công nghiệp tại Bình Dương. Trong một vài năm tới dự kiến sẽ có khoảng 12 dự án căn hộ để bán với khoảng 5.231 căn, 2 dự án biệt thự/nhà phố với 440 căn và một dự án đất nền với 500 nền sẽ được chào bán trên thị trường Bình Dương.

Thông tin Doanh nghiệp