Theo Quy hoạch vùng TP.HCM đến 2020 và tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đã định hướng xây dựng nghĩa trang tập trung theo mô hình hiện đại với quy mô từ 200 – 300 ha khu vực xung quanh TP. HCM nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết và quan trọng của người dân, đồng thời đảm bảo yếu tố cảnh quan và môi trường đô thị.
Theo Quy hoạch vùng TP.HCM đến 2020 và tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đã định hướng xây dựng nghĩa trang tập trung theo mô hình hiện đại với quy mô từ 200 – 300 ha khu vực xung quanh TP. HCM nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết và quan trọng của người dân, đồng thời đảm bảo yếu tố cảnh quan và môi trường đô thị.
Nhu cầu bức thiết của người dân tại các khu đô thị lớn
Ở Việt Nam chúng ta, trong những năm gần đây mức độ đô thị hoá rất nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bình Dương là các khu đô thị lớn ở vùng Đông Nam Bộ với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các dự án khu dân cư, khu đô thị mới được hình thành nhanh chóng đã tạo nên áp lực về mặt phát triển đồng bộ cảnh quan môi trường, các nghĩa trang truyền thống đã không còn phù hợp, buộc phải quy hoạch lại và đóng cửa.
Điển hình là 2 nghĩa trang lớn nhất là nghĩa trang Văn Điển tại Hà Nội và nghĩa trang Bình Hưng Hoà tại thành phố Hồ chí Minh phải đóng cửa và di dời. Rất nhiều các nghĩa trang truyền thống khác nằm trong khu vực đô thị phát triển cũng đang trong tình trạng báo động.
Theo quan niệm, đất nghĩa trang là đất “chết”, gần 80% các nghĩa trang truyền thống được hình thành tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư và đa số là ở trong tình trạng quá tải xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hình ảnh nghĩa trang trong tiềm thức người dân là sự lạnh lẽo, u ám và khá nhếch nhác do không được chăm sóc và quản lý đầy đủ.
Công viên nghĩa trang – mô hình xanh gắn liền với mỹ quan đô thị
Theo xu hướng phát triển, một khu đô thị văn minh, hiện đại thì không thể thiếu một công viên nghĩa trang thực sự phục vụ cho người đã khuất. Đây là mô hình quy hoạch nghĩa trang tập trung được lồng ghép với công viên văn hoá nhằm đảm bảo yếu tố mỹ quan đô thị, yếu tố an toàn môi trường. Với mô hình này, đất nghĩa trang không còn là đất “chết” vì nơi đây không đơn thuần chỉ để an nghỉ của người đã khuất mà còn là nơi có khung cảnh văn minh, hiện đại và sạch đẹp, mang lại môi trường tốt cho người đang sống.