An Viên Vĩnh Hằng: Điểm hẹn văn hoá, lịch sử và tâm linh

Cập nhật 30/11/2011 08:25

Ngày 22.11.2011, tại dự án An Viên Vĩnh Hằng thuộc địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop) chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng Đền thờ Anh Hùng Liệt sĩ Đông Nam Bộ.

Ngày 22.11.2011, tại dự án An Viên Vĩnh Hằng thuộc địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop) chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng Đền thờ Anh Hùng Liệt sĩ Đông Nam Bộ.


Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ Đông Nam bộ được xây dựng trên diện tích gần 18.000 m2 với kiến trúc mái cong thuần Việt, nằm uy nghi bên dòng sông Đồng Nai hoà cùng với cảnh quan đồi núi, rừng cây, sông nước xanh mát và thơ mộng. Khu vực Điện thờ trang nghiêm tưởng nhớ và vinh danh công ơn to lớn các Anh Hùng Liệt sĩ đã đã anh dũng chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ đất nước. Đây cũng là công trình nhân kỷ niệm 65 năm Chiến khu Đ, 50 năm Trương ương Cục miền Nam và 36 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ông Bùi Thanh Trúc, Tổng Giám đốc DonaCoop, chủ đầu tư dư án An Viên Vĩnh Hằng cho biết “ Tôi đã từng trải qua những năm tháng của người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, vì vậy hơn ai hết tôi cảm nhận rất sâu sắc những khó khăn, gian khổ và tinh thần anh dũng hy sinh của những đồng đội và của những thế hệ cha ông đi trước. Đền Thờ Anh hùng Liệt sĩ Đông Nam bộ như là một sự tri ân sâu sắc mà chúng tôi mong muốn những thế hệ con cháu về sau sẽ luôn mãi nhớ đến và biết ơn những thế hệ cha anh của chúng ta đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của đất nước và đi vào trang sử vẻ vang của dân tộc”.

Nằm trong quần thể các công trình kiến trúc còn có Liệt tổ Tri Ân điện. Đây là nơi thờ phụng các Vua Hùng, các vị danh nhân tiêu biểu trong lịch sử dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử, là điểm đến văn hoá của các thế hệ con cháu và là một phần của đời sống tâm linh dân tộc. Bên canh đó là Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi về phía Nam của Tổ quốc, được nhân dân Nam bộ hết lòng tôn kính. Đặc biệt, lần đầu tiên, khu Đền thờ trăm họ đã hiện thực hoá ý thức hệ về Gia phả, dòng tộc với sự quy tụ của hàng trăm Nhà thờ họ dành riêng cho các dòng họ đang sinh sống tại khu vực Miền Nam cũng như các dòng họ Miền Trung, Miền Bắc di cư vào Nam từ bao đời nay. Mỗi dòng họ, họ tộc đã tạo nên và lưu truyền lại nét đẹp văn hoá của dòng họ, họ tộc mình hoà cùng với văn hoá dân tộc, văn hóa các địa phương nơi mình cư ngụ. Qua đó, những quy ước, phong tục tốt đẹp của từng dòng họ sẽ được tiếp tục tạo dựng và duy trì và phát triển. Bên cạnh các công trình mang ý nghĩa về văn hoá, lịch sử, An Viên Vĩnh Hằng còn có sự hiện hiện của các công trình dành riêng cho các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau như Tịnh Độ Liên Đài và tượng phật A Di Đà cao 35m, tượng Chúa cứu thế cao 33m, bảo tháp 9 tầng, thiền viện Vĩnh Hằng…

Có thể nói các công trình kiến trúc, văn hoá của An Viên Vĩnh Hằng đã góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc. An Viên Vĩnh Hằng được đánh giá là công viên nghĩa trang hiện đại bậc nhất Việt Nam với quy mô 116ha, hội tụ đủ các yếu tố quy hoạch hiện đại, đồng bộ, vị trí và địa hình đẹp, thân thiện với môi trường sinh thái, mang sắc thái tâm linh đặc trưng của người Việt, dịch vụ phong phú, đa dạng chất lượng cao. Vượt lên trên giá trị về mặt cảnh quan và quy hoạch, An Viên Vĩnh Hằng còn được kỳ vọng gìn giữ nếp văn hóa Việt, xây dựng phát huy truyền thống mỗi gia đình, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc trong một chuyến đến thăm thực địa tại dự án và tìm hiểu những công trình kiến trúc, văn hoá tại An Viên Vĩnh Hằng đã nhận xét: “Chính qua những công trình mang nét văn hoá, lịch sử và tâm linh này sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục con người về đạo lý đối với tổ tiên, về trách nhiệm đối với xã hội, giữ gìn được chất văn hoá của người Việt và đồng thời cũng dần dần đưa chúng ta đi vào nề nếp của đời sống hiện đại”.

Dự kiến dự án sẽ hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 vào cuối năm 2011.

Nguồn: Theo Công ty Hưng Gia Việt