Gia đình em có 6 người gồm: bà nội, bố, mẹ, chị gái, em và em gái của em. Nhưng bố em đã mất sớm, chị gái và em gái của em đã đi lấy chồng, hiện giờ chỉ còn em, bà nội và mẹ của em. Ngôi nhà và mảnh đất gia đình em đang ở do bà nội em đang đứng tên sổ đỏ, bà em thì giờ đã già yếu, bà em muốn sang tên sổ đỏ đó cho em, vậy các anh (chị) cho em hỏi:
Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vn và Công ty luật hợp danh Thiên Thanh xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Ở đây tôi không thấy bạn nhắc đến ông nội bạn. Vậy nguồn gốc mảnh đất trên có phải là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông và bà nội bạn hay không? - Nếu mảnh đất trên không phải là tài sản trong thời kỳ hôn nhân của ông và bà nội bạn thì bà nội bạn hoàn toàn có quyền tặng cho quyền sử dụng đất đó sang tên bạn mà không cần sự đồng ý của ai cả.
- Nếu mảnh đất trên là tài sản trong thời kỳ hôn nhân của ông và bà nội bạn. Vì ông nội bạn đã chết nên di sản ông nội bạn để lại được xác định là giá trị 1/ 2 mảnh đất nói trên.
Việc sang tên ngôi nhà và mảnh đất trong trường hợp này được thực hiện như sau: Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế ( trường hợp đã làm thủ tục này thì thực hiện luôn Bước 2)
+Liên hệ với Phòng Công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
+Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp xã (phường,thị trấn)
+Làm Biên bản họp gia đình có chữ ký của những người thừa kế ( ở đây là bà nội bạn và các bác, các chú, các cô của bạn) đồng ý để bà nội của bạn đứng tên trong GCNQSDĐ.
+ Nộp các giấy tờ : GCNQSDĐ, bản sao giấy Chứng tử, Biên bản họp Gia đình, bản sao HKTTvà CMND của mẹ bạn UBND xã (phường, thị trấn) làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Làm hợp đồng tặng cho tài sản : hợp đồng này có thể có điều kiện ( Điều 470 BLDS 2005) hoặc không có điều kiện tùy vào thỏa thuận của hai bên và hợp đồng này phải được công chứng theo quy định Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 tại Phòng Công chứng.
Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng. Hồ sơ bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng
+ Hợp đồng tặng cho nhà đất tự soạn thảo hoặc có thể xin mẫu hợp đồng tại nơi thực hiện công chứng
+ Bản sao CMND và HKTT của người tặng và người được tặng.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ thuế: đối với trường hợp tặng cho giữa bà nội và cháu thì bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên bạn sẽ phải nộp lệ phí trước bạ.
Bước 5: Thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng
Sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế, bạn sẽ nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên chuyển nhượng tại Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Văn phòng ĐKQSDĐ.
Hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng tặng cho đã được công chứng
+ Bản sao chứng thực CMND, HKTT của người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng. + Bản sao Giấy CNQSDĐ
+ Biên lai thực hiện nghĩa vụ thuế
***
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn hoặc qua Tổng đài Luật Thiên Thanh 1900 56 56 08 * Bạn đọc vui lòng gửi nội dung được ghi bằng tiếng Việt có dấu.
Trân trọng. Chuyên mục Café Luật
DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.
Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.