Bảy tuyến du lịch đường sông theo đề án gồm ba tuyến tầm ngắn (dưới 10km) là: tuyến chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt (kênh Bến Nghé – Tàu Hũ); tuyến Bạch Đằng – Bình Quới (quận Bình Thạnh); tuyến Bạch Đằng – làng nghệ nhân Hàm Long (quận 2); ba tuyến tầm trung gồm: Bạch Đằng – Bến Dược (huyện Củ Chi); Bạch Đằng – quận 9 (chùa Hội Sơn, chùa Châu Đốc 3); Bạch Đằng – Cần Giờ (tuyến này đi theo hai hướng là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu). Tuyến tầm xa là từ TP.HCM đi miền Tây và Campuchia.
Bảy tuyến du lịch đường sông theo đề án gồm ba tuyến tầm ngắn (dưới 10km) là: tuyến chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt (kênh Bến Nghé – Tàu Hũ); tuyến Bạch Đằng – Bình Quới (quận Bình Thạnh); tuyến Bạch Đằng – làng nghệ nhân Hàm Long (quận 2); ba tuyến tầm trung gồm: Bạch Đằng – Bến Dược (huyện Củ Chi); Bạch Đằng – quận 9 (chùa Hội Sơn, chùa Châu Đốc 3); Bạch Đằng – Cần Giờ (tuyến này đi theo hai hướng là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu). Tuyến tầm xa là từ TP.HCM đi miền Tây và Campuchia.
Trước đó, ngày 14.9.2009, UBND TP.HCM đã ký ban hành quyết định số 66, duyệt quy hoạch mạng lưới đường thuỷ và cảng, bến khu vực TP.HCM đến năm 2020.
Theo đó, các tuyến đường thuỷ nội địa địa phương khu vực TP.HCM sau khi quy hoạch gồm 87 tuyến với tổng chiều dài là 574,1km; hai tuyến đường sông chuyên dùng với tổng chiều dài 2,6km; 16 tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia trên địa bàn thành phố với chiều dài 252km; và bảy tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố với tổng chiều dài 146,8km.