Theo chương trình của Quốc hội, lần sửa đổi này tập trung vào phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng. Theo các chuyên gia, hiện các quy định về sở hữu trong BLDS đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Dự kiến giữa tuần này, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức tọa đàm về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự.
Theo chương trình của Quốc hội, lần sửa đổi này tập trung vào phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng. Theo các chuyên gia, hiện các quy định về sở hữu trong BLDS đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Phân loại chưa hợp lý
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định sáu hình thức sở hữu, gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp; sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.
Nhóm nghiên cứu sửa đổi BLDS cho rằng sự phân chia này chưa hợp lý, vì các hình thức sở hữu khác nhau ở cách thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu chứ không phải ở chức năng, nhiệm vụ, tính chất của các loại hình tổ chức (pháp nhân).
Bên cạnh đó, việc xác định các hình thức sở hữu dựa trên sự liệt kê các loại hình tổ chức cũng không thể đầy đủ. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều loại hình tổ chức khác cũng sẽ xuất hiện. “Nếu BLDS cứ phải chạy theo chúng để sửa đổi cho phù hợp thì không bảo đảm sự ổn định cần thiết của một bộ luật” - nhóm nghiên cứu chỉ rõ.
Băn khoăn quyền sử dụng đất
Về tên gọi, trong khi Hiến pháp, Luật Đất đai quy định hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai thì BLDS 2005 lại quy định về hình thức sở hữu nhà nước đối với đất đai.
Hiện nay, các quy định về sở hữu trong BLDS cho thấy nhiều hạn chế so với sự phát triển của xã hội. Ảnh: HTD |
Tên gọi chưa đúng với bản chất
Theo nhóm nghiên cứu sửa đổi BLDS, tên gọi của hình thức “sở hữu tập thể” là chưa đúng với bản chất. Theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2003, HTX là pháp nhân có tài sản riêng, được hình thành từ tài sản do xã viên đóng góp và các nguồn tài sản khác; HTX có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản này.
Như vậy, không phải tất cả xã viên là đồng sở hữu chủ mà chỉ có HTX (với tư cách là pháp nhân) mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản của HTX. Về bản chất, sở hữu tập thể trong HTX là sở hữu của pháp nhân.
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP