Thực tế hiện nay, khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, phụ nữ thường gặp rất nhiều thiệt thòi.
Thực tế hiện nay, khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, phụ nữ thường gặp rất nhiều thiệt thòi.
Ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Nghị định của Chính phủ cần khẳng định là được miễn phí cho việc cấp đổi giấy chứng nhận từ các trường hợp chỉ ghi 1 tên chồng hoặc vợ thành giấy chứng nhận ghi tên cả 2 vợ chồng. |
Tại buổi kiến nghị góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 mới đây, các đại biểu đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ ít có “tiếng nói” trong việc ghi tên GCNQSDĐ là do cả luật pháp, chính sách thực thi cũng như nhận thức của người dân. Ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại Công nghiệp- cho rằng: Bất cập về mặt luật pháp, chính sách, trước tiên là do, đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản nào hướng dẫn đổi GCNQSDĐ một tên (chồng hoặc vợ) thành cả tên chồng và vợ khi có đủ điều kiện pháp lý đối với trường hợp GCNQSDĐ được cấp từ trước năm 2004.
Để khắc phục, các chuyên gia kiến nghị:
Thứ nhất, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 cần có hướng dẫn chi tiết cho việc đổi các GCNQSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng từ 1 tên thành 2 tên với các trường hợp trước năm 2004 như là một việc đương nhiên, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương.
Thứ hai, cần quy định hỗ trợ tài chính (không thu tiền) cấp đổi sổ từ 1 tên thành 2 tên theo luật định cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Thứ ba, quy định cán bộ địa chính xã, phòng tài nguyên-môi trường huyện phải hướng dẫn cụ thể cho người dân về đảm bảo thực hiện quyền có tên trong GCNQSDĐ của vợ và chồng khi họ đến đăng ký cấp mới và cấp đổi GCNQSDĐ.
Thứ tư, rút ngắn thời gian chờ đợi từ 10 ngày xuống 5 ngày (với các trường hợp cấp đổi đủ điều kiện pháp lý không mất nhiều thời gian thẩm định).