Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tới đây sẽ tăng cường kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tới đây sẽ tăng cường kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích.
Giúp khách mua nhà không “cầm dao đằng lưỡi”
Quy định chặt chẽ sẽ giúp người dân yên tâm khi mua nhà dự án
|
Diện tích nhà ở của cả nước hiện đã tăng hơn gấp 2 lần so với năm 1999 (thời điểm trước khi có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản), từ hơn 709 triệu m2 lên khoảng 1,6 tỷ m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người cũng tăng gấp 2 lần, từ 9,68 m2 lên 19 m2. Cả nước hiện có khoảng hơn 3.700 dự án nhà ở, khu đô thị mới đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng với hơn 90 ngàn hécta. |
Nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường BĐS, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định: Tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh bất động sản phải có số vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng. Cùng đó, chứng chỉ về môi giới, định giá BĐS phải được cấp chặt chẽ hơn, do cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ sát hạch (kiểm tra) để các dịch vụ này ngày càng chuyên nghiệp...
Ngoài ra, quyền sử dụng đất của tòa nhà cũng hướng tới sự thống nhất giữa các chủ sở hữu căn hộ với các chủ sở hữu các diện tích nhà khác. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha thì chủ đầu tư phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của từng dự án. Đây phải là vốn thực có và phải được kiểm toán độc lập xác nhận.
Đặc biệt, dự thảo luật sửa đổi chú trọng đến trách nhiệm của chủ đầu tư đối với tiền ứng trước của khách hàng khi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai để tránh tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng sử dụng sai mục đích.