Chỉ được thi công lại sau khi công trình khắc phục sự cố

Cập nhật 11/12/2010 08:40

Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền, nhà thầu phải kiểm tra, đánh giá mức độ ổn định của công trình trình hoặc công việc đang thi công theo quy định. Nếu an toàn, nhà thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép tiếp tục thi công.

Đó là quy định trong thông tư 22 của Bộ Xây dựng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.


Theo quy định, tại các công trình xây dựng phải có treo biển báo - Ảnh: P.P.H.

Theo đó, khi công trình xảy ra sự cố an toàn lao động, sự cố công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan phải báo cáo kịp thời cơ quan chức năng để kiểm tra, thanh tra xác định nguyên nhân.

Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền, nhà thầu phải kiểm tra, đánh giá mức độ ổn định của công trình trình hoặc công việc đang thi công theo quy định. Nếu an toàn, nhà thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép tiếp tục thi công.

Khi phát hiện nhà thầu có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động phải tạm dừng thi công. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu.

Cũng theo thông tư, trên công trường thi công phải có biển báo theo quy định của Luật xây dựng. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Công trình có thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường, chủ đầu tư phải phê duyệt phương án đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và những công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng bởi việc thi công.

Trường hợp thiết bị thi công phải đặt ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải có sự cho phép của cơ quan thẩm quyền địa phương.

Quy định có hiệu lực kể từ ngày 17-1-2011.

DiaOcOnline.vn - Theo Địa Ốc TTO