Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Hà Nội cho biết, hiện nay có tới 70%...
Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Hà Nội cho biết, hiện nay có tới 70% người dân sử dụng đền bù thu hồi đất không hiệu quả.
Nhiều hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp còn chưa quan tâm sử dụng các nguồn hỗ trợ chuyển đổi nghề cho việc đi học, đào tạo nghề.
Theo bà Phương, việc đào tạo cho người bị thu hồi đất của người lao động gặp trở ngại vì sau khi thu hồi đất nhất là các hộ mất từ 50% diện tích đất trở lên, đời sống rất khó khăn.
Mặt khác, chủ trương của nhà nước mở các lớp đào tạo ngắn hạn để giải quyết việc làm, song trên thực tế có có những ngành nghề cần đào tạo đơn giản nhưng cũng có ngành nghề phải đào tạo cơ bản, dài hạn trong khi chính sách đào tạo nghề cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp chỉ không quá 5 tháng.
Bà Phương cho biết, Sở LĐTB-XH TP Hà Nội đang trình HĐND, UBND TP thông qua chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư bằng cách tạo điều kiện hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nông dân có đất bị thu hồi.
Theo chương trình mục tiêu hỗ trợ đào tạo cho bà con nông dân bị thu hồi đất tại các dự án phát triển hạ tầng các khu đô thị, công nghiệp như quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ, mỗi người ở độ tuổi lao động khi bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án nếu muốn tham gia học nghề để chuyển đổi việc làm sẽ được hưởng một suất đào tạo 1,5 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề này sẽ có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn, có thể đưa khoản này vào bắt buộc phải học nghề, không chốt thời hạn học nghề là 5 tháng và người dân được phát thẻ học nghề và có thể học ở bất cứ cơ sở đào tạo nghề nào mà họ thấy phù hợp.
Ngoài ra, cũng đề xuất với đối tượng thụ hưởng sẽ bao gồm cả con em nông dân khu vực bị thu hồi đất từ cấp học phổ thông đến học nghề, cao đẳng và đại học.