“Cơn sốt” đất tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp khởi động mô hình “Cướp đất”

Cập nhật 15/05/2019 09:00

Từ tháng 3 trở đi, thị trường nhà đất của một số thành phố tại Trung Quốc trở nên nóng hơn, đặc biệt là quận 1, 2 của các thành phố. Theo thống kê, riêng trong ngày 8/5 vừa qua, 10 thành phố bao gồm Thiên Tân, Tô Châu, Tề Nam bán được 32 lô, với giá trị lên đến 30 tỷ nhân dân tệ.

Từ tháng 3 trở đi, thị trường nhà đất của một số thành phố tại Trung Quốc trở nên nóng hơn, đặc biệt là quận 1, 2 của các thành phố. Theo thống kê, riêng trong ngày 8/5 vừa qua, 10 thành phố bao gồm Thiên Tân, Tô Châu, Tề Nam bán được 32 lô, với giá trị lên đến 30 tỷ nhân dân tệ.

Đáng chú ý là , vào ngày 8/5 vừa qua có tổng 32 lô đất đã được bán ra.

Ngoài những lô đất với giá rẻ thì những lô đất có giá cao cũng chiếm con số khá lớn. Từ sau tháng 4 trở đi, tốc độ “cướp đất” của các doanh nghiệp nhà đất được đẩy nhanh. Theo thống kê chỉ riêng trong tháng 4 số tiền mà hơn 18 doanh nghiệp nhà đất bỏ ra ước tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ, và những kỷ lục luôn được phá vỡ.

Bước vào tháng 5, mô hình “Cướp đất” của các doanh nghiệp chính thức khởi động. Trong ngày 8/5 các hoạt động đấu giá diễn ra tại 10 thành phố bao gồm Thiên Tân, Tô Châu, Tề Nam với 32 giao dịch thành công và số tiền ước tính là 30 tỷ nhân dân tệ. Hoạt động này đã thu hút nhiều “đại gia đất” tại Trung Quốc như Country Garden, Jindi, Rongsheng…. Bên cạnh đó nhiều lô đất cũng đưa ra mức phí bảo hiểm cao.

Ví dụ như Khu Tân Bắc Thường Châu tổng giá trị giao dịch từ hai lô đất là 2,277 tỷ nhân dân tệ và mức phí bảo hiểm là 30%. Tô Châu với 3 lô đất có giá 4,1 tỷ nhân dân tệ với mức phí bảo hiểm là 46%, 68%, 45%. Hay Khu Lucheng của Ôn Châu bán thành công lô đất trị giá 1,619 tỷ nhân dân tệ mà mức phí bảo hiểm là 29,83%.

Con số từ báo cáo cũng cho biết, con số trên sàn giao dịch vào tháng 2 đã kết thúc mức giảm 11 tháng liên tiếp, và tăng mạnh trong tháng 3. Giá sàn trong tháng 4 duy trì mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trần đã đạt mức cao kỷ lục, chỉ thấp hơn mức cao nhất của 9/2017 là 400 tệ/m2. Mức phí bảo hiểm của các thành phố diễn ra cơn sốt đất cũng tăng mạnh, thậm chí kỷ lục là 100%.

Phân tích từ báo cáo trên, có thể thấy, các doanh nghiệp nhà đất quy mô lớn áp lực tài chính đã giảm bớt, đầu tư tập trung vào những khu hot của các quận 1, quận 2 và đẩy mạnh sang quận 3. Các yếu tố như cung không đủ cầu của thị trường thuê đất ngắn hạn dẫn đến gia tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng góp phần khuấy đảo thị trường nhà đất Trung Quốc.

Doanh nghiệp nhà đất theo đuổi đất giá cao và những rủi ro tồn tại

Từ góc độ của kinh doanh, mở rộng quy mô quỹ đất không có nghĩa là lợi nhuận.

Zhang Hongwei - phóng viên của một tờ báo kinh tế Trung Quốc cho hay: “ Nếu tính toán lợi nhuận khi thị trường không biến động, thì các doanh nghiệp đang giữ đất nếu mở bán trong năm nay, cơ bản sẽ không có lãi. Giữ đất giá cao sẽ khiến giảm lợi nhuận ròng, không có lãi. Với các doanh nghiệp mà nói đây quả thật bất lợi”.

Tại những thành phố mà giá nhà đất bình ổn thực hiện các chính sách hạn chế ký kết, hạn chế mua bán và các doanh nghiệp nhà đất không muốn giảm kỳ vọng thì các dự án với giá đất cao gặp khó khăn khi tham gia vào thị trường.

Ngoài ra, năm 2019 trở đi các doanh nghiệp nhà đất bước vào thời kỳ cao điểm của việc tập trung trả nợ nên rủi ro của tính lưu động vẫn đang gia tăng.

“Những doanh nghiệp đang nắm trong tay những lô đất này, tương lai sẽ có rủi ro, sẽ “nằm yên” trong 1 đến 2 năm. Nhìn lại năm 2017, các dự án giữ đất giá cao bước vào thị trường không mấy lạc quan, các doanh nghiệp lúc này vẫn cần cần nhìn lại những bài học vài năm trước, không được lạc quan một cách mù quáng”, ông Zhang khuyên.

Với những doanh nghiệp nhỏ mà nói, nếu không bước vào cuộc chiến “tranh đất” không có trong tay đất thì không có vốn dự trữ, mà vốn không đầu tư sẽ khó tránh khỏi lạm phát, buộc phải theo sự sắp đặt của thị trường, nếu không thì không có thị phần, đó mới là rủi ro.

DiaOcOnline.vn – Theo Dân trí