Chuyện ít biết về ngôi nhà "mang 2 quốc tịch" Mỹ - Canada

Cập nhật 16/06/2017 14:14

Ngôi nhà mang hai quốc tịch dưới đây sẽ giúp bạn khỏi phải trăn trở khi quyết định sẽ sống ở Canada hay Mỹ.

Ngôi nhà mang hai quốc tịch dưới đây sẽ giúp bạn khỏi phải trăn trở khi quyết định sẽ sống ở Canada hay Mỹ.

Căn nhà nằm giữa hai quốc gia Mỹ và Canada có lối kiến trúc theo phong cách những năm 1950.

Tòa nhà đặc biệt này được thiết kế theo phong cách kiến trúc những năm 1950, rộng 650m2, được chia thành 5 căn hộ, tọa lạc trên đường biên giới giữa Beebe Plain, Vermont (Mỹ) và Stanstead, Quebec (Canada).

Trước đây, toà nhà này, được người dân địa phương biết đến với tên gọi Cửa hàng đá cổ, vốn thuộc sở hữu của một thương gia. Với vị trí độc đáo như vậy, ông có thể bán hàng hoá cho những người nông dân ở cả Vermont (Mỹ) và Quebec (Canada). Ngôi nhà này là tài sản thừa kế của Brian và vợ ông, bà Joan DuMoulin từ cách đây khoảng 40 năm.

Ở tuổi 70, ông bà Brian, Joan DuMoulin mang cả hai quốc tịch Mỹ và Canada và cũng sở hữu một căn hộ khác ở gần Morgan, Vermont (Canada). Họ hy vọng có thể sớm bán được toà nhà lớn này và sau đó, họ có thể chuyển đến Ontario để được sống gần với con cháu.

Tuy vậy, bán căn nhà nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia thực sự là một thách thức đối với đôi vợ chồng. Chưa khách hàng nào ngỏ ý muốn mua lại ngôi nhà này bởi lý do là, ngoài tiền mua nhà rơi vào chừng 109.000 USD (2,3 tỷ đồng), chủ nhà sẽ phải chi khoảng 600.000 USD (khoảng 13,2 tỷ đồng) để sửa sang lại toà nhà. Một lý do khác nữa chính là do những rắc rối mà vị trí toà nhà này gây ra. Sau vụ tấn công kinh hoàng vào Toà tháp đôi (11/9/2001), đường biên giới giữa Mỹ và Canada được canh phòng cẩn thận hơn và được tăng cường nhiều biện pháp đảm bảo an ninh hơn.

Bằng chứng là đường vào các khu dân cư từng được mở cửa, giờ đã bị khép kín. Các cánh cửa phía sau toà nhà trải dài trên đường biên giới ở làng Derby Line cũng bị đóng chặt. Con đường bên cạnh Thư viện Miễn phí Haskell và Nhà hát lớn từng được xây dựng vắt qua hai quốc gia, giờ cũng được ngăn cách bởi các chậu hoa. Mặc dù vậy, người Canada vẫn được phép đi bộ vào cổng thư viện Mỹ mà không cần phải đi qua cửa biên giới.


Bản đồ ngôi nhà của ông bà Brian, Joan DuMoulin

Từ cảng nhập cảnh của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada, ngôi nhà của ông bà DuMoulin nằm đối diện với đường Rue Principale (Stanstead) và liền kề bưu điện Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ.

Các thành viên của nhà DuMoulins được phép đi lại tự do miễn là họ ở trong khuôn viên của ngôi nhà. Một cột đánh dấu biên giới bằng đá granite cũng được dựng lên ở cửa trước toà nhà. Ngoài ra, toà nhà còn có một cửa ở hàng rào sân sau. Tuy nhiên, các cơ quan Mỹ đã yêu cầu đóng chặt cánh cửa đó.

Trợ lý giám đốc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, Troy Rabideau cho hay, “Chúng tôi chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, đặt an ninh lên hàng đầu. Nhưng chúng tôi cũng muốn giúp đỡ người dân địa phương”.

Tuy vậy, đôi lúc, một số chuyện trớ trêu vẫn xảy ra. Ông Brian DuMoulin kể lại rằng, các nhân viên biên giới của hai nước đều biết chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ gặp một chút rắc rối với việc di chuyển nếu gặp nhân viên mới. Vợ tôi và chị gái cô ấy đã từng phải mất 45 phút để trình báo giấy tờ với một nhân viên mới, và cho đến khi anh ấy gọi lãnh đạo thì sự việc mới được giải quyết.

Sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này, ông Brian DuMoulin đã quen với lối sống ở đây. Ông không phải suy nghĩ nhiều đến việc, mình đang đi từ Mỹ sang Canada chỉ với vài bước chân. Nhưng câu chuyện này lại thực sự gây căng thẳng với các vị khách mua nhà. Một người đàn ông ở Toronto luôn hỏi về tình trạng biên giới và nếu ông ta mua ngôi nhà này thì ông ta có những quyền gì? Và người môi giới bất động sản, Lalime nói, cô sẽ giúp ông liên lạc với Đội tuần tra biên giới để giải quyết những thắc mắc này.

DiaOcOnline.vn - Theo Thời đại