Top

Thủ tục để chuyển nhượng đất khi chồng mất không di chúc

Cập nhật 09/11/2012 14:14

Tôi có câu hỏi liên quan đến chuyển nhượng đất đai có thừa kế, rất mong được Cafe luật giải đáp thắc mắc:

Gia đình tôi có miếng đất đứng tên sổ đỏ tôi và chồng tôi. Hiện nay chồng tôi đã mất, tôi muốn chuyển nhượng miếng đất đó thì cần làm những thủ tục gì? Chồng tôi mất không để lại di chúc, hiện nay cha mẹ đẻ của chồng tôi vẫn còn sống, và con chúng tôi chưa đủ tuổi vị thành niên. Theo một số lời khuyên của bạn thì tôi nên làm biên bản họp gia đình bao gồm: tôi và bố mẹ chồng, bố mẹ chồng đồng ý ủy quyền cho tôi quyết định phần thừa kế của ông bà, sau đó công chứng tại UBND xã, cho tôi hỏi cách làm ấy có được chấp nhận không?


Cảm ơn quý báo!
Kính gửi: Quý bạn đọc
 

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vn Công ty Luật Giải Phóng xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Cafe Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Trong trường hợp chồng của bạn chết không để lại di chúc phần di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật khi có yêu cầu, theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Để thực hiện được việc chuyển nhượng di sản thừa kế trên, bạn và các đồng thừa kế đến tại phòng công chứng để thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế. Nếu có người từ chối nhận di sản có thể lập thành văn bản và thực hiện tại phòng công chứng (Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.)

Sau đó các đồng thừa kế có thể ủy quyền cho bạn chuyển nhượng phần di sản trên.Đối với các con của bạn chưa thành niên, bạn là giám hộ đương nhiên của các con.

Theo quy định tại Điều Bộ luật dân sự:

Điều 65. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
 

***

  Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn 19006665

* Bạn đọc vui lòng gửi nội dung được ghi bằng tiếng Việt có dấu.

Trân trọng.

Chuyên mục Café Luật
 

 

DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.


DiaOcOnline.vn