Top

Nhiều công trình trọng điểm ‘đứng hình’

Cập nhật 29/04/2017 07:58

Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

“TP.HCM đang triển khai hàng loạt công trình trọng điểm. Tuy nhiên, nhiều dự án có điểm chung là vướng mặt bằng, làm tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng” - ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho hay.

Động thổ rồi “bất động”

cuối năm 2015, TP.HCM làm lễ động thổ dự án xây dựng tuyến nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - quốc lộ 1 (khu vực quận Thủ Đức) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Đoạn nối này dài khoảng 2,7 km, có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 2.800 tỉ đồng.

Đây là một trong các đoạn còn lại của dự án khép kín đường vành đai 2, được TP nhiều lần xác định “ưu tiên đầu tư”.

“Tuy nhiên, hơn một năm động thổ, dự án này vẫn chưa thể khởi công được vì hiện nay địa phương vẫn chưa bàn giao mặt bằng” - ông Bùi Xuân Cường cho hay.

Ở cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, tháng 10-2015, dự án đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài khoảng 2,7 km cũng được khởi công. Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 1.600 tỉ đồng (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) do Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Yên Khánh làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

TP.HCM kỳ vọng khoảng 20 tháng kể từ ngày khởi công dự án này sẽ được đưa vào sử dụng. Thế nhưng đến nay đã cận kề thời gian dự kiến nêu trên, dự án vẫn còn đang bị… vướng mặt bằng, chưa thể hoàn thành.

Công trình cầu Rạch Lăng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) dừng thi công đã hơn một năm qua vì vướng mặt bằng. Ảnh: MP


Nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì việc thu hồi đất gặp vướng mắc. Ảnh: MP

Nhiều dự án “tắc tị”

Công trình nút giao ĐH Quốc gia (do Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - CII làm chủ đầu tư) gồm có một hầm hở trên quốc lộ 1, hai cầu vượt qua hầm, hai cầu vượt dành cho người đi bộ và nâng cấp mở rộng phần đường chính trên xa lộ Hà Nội.

Ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng xa lộ Hà Nội (thuộc CII), cho biết công trình đã đạt hơn 60% khối lượng, nhà thầu đang thi công rất khẩn trương. Ở phần có mặt bằng, công trình đã vượt tiến độ. Tuy nhiên, ở phần khác dài 400 m thì vẫn còn vướng 10 hộ dân ở phường Long Bình (quận 9). Vì thế, tiến độ dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Hầm chui có hai chiều với tám làn xe nhưng bị vướng mặt bằng nên sắp tới chúng tôi chỉ có thể đưa vào khai thác hai làn xe (cho chiều vào TP.HCM). Nếu đầu tháng 5-2017, chúng tôi nhận được mặt bằng thì có thể hoàn thành dự án vào đầu tháng 9-2017. Nhưng tôi cũng e là vẫn vướng mặt bằng” - ông Nam lo ngại.

Công trình nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 1 có vốn đầu tư 838 tỉ đ?ng, kh?i c?ng th?ng 6-2016. D? ?n g?m c? c?c g?i th?u c?u K? H?, c?u v??t ồng, khởi công tháng 6-2016. Dự án gồm có các gói thầu cầu Kỳ Hà, cầu vượt vành đai 2, hầm chui rẽ từ vành đai 2 đi Cát Lái, các nhánh đường bờ hữu, bờ tả rạch Mỹ Thủy. Nút giao này sẽ giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông, đặc biệt là tuyến đường vào cảng Cát Lái.

Đại diện chủ đầu tư dự án, ông Đoàn Phú Đức, Phó Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 (Sở GTVT), cho biết hiện đơn vị thi công chỉ có thể tập trung thi công ở phần hầm chui và cầu vượt của dự án. Riêng phần các nhánh rẽ thì chưa thể thực hiện được do chưa có mặt bằng.

Công nhân, máy móc rút khỏi dự án

Dự án xây dựng cầu Rạch Lăng (quận Bình Thạnh) do Khu 2 làm chủ đầu tư cũng “đứng hình” hơn một năm qua vì thiếu mặt bằng.

Dự án này nằm trên đường Phan Chu Trinh hiện hữu nhằm tạo trục giao thông đối ngoại với Học viện Cán bộ TP.HCM, đảm bảo kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông với các dự án khác trong khu vực. Dự án được khởi công tháng 4-2015, dự kiến hoàn thành sau 14 tháng. Đến nay đơn vị thi công chỉ làm được phần đường dẫn ở một bên. Sau đó toàn bộ nhân công, máy móc ở đây đều rút đi.

Ông Đoàn Phú ĐỨc, Phó Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2, Sở GTVT TP.HCM

Cùng quận, huyện giải quyết chuyện mặt bằng

Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng do các quận, huyện thực hiện. Trong công tác này, các địa phương thường thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của một số công trình.

Vì vậy, bên cạnh việc tập trung đôn đốc, chỉ đạo khởi công, thi công hoàn thành các công trình trọng điểm, cấp bách thì Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Các đơn vị sẽ tập trung giải quyết những vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án.


DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP