Top

Cụm công nghiệp Ninh Hiệp

Vị trí: Quốc lộ 1A, Gia Lâm, Hà Nội

I. Thông tin chung

 

1. Quy mô Dự án: 63,138 ha.

 

2. Địa điểm xây dựng: Thôn Phù Ninh- Xã Ninh Hiệp- Gia Lâm- Hà Nội.

 

3. Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và đô thị số 18.

 

4. Tổng mức đầu tư của Dự án: 311.119.918.000 đồng.

 

II. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai và quy hoạch chia lô

 

Quỹ đất Khu công nghiệp Ninh Hiệp được phân bổ theo các khu chức năng sau:

 

1. Đất nhà máy:

 

Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 361.710 m2, chiếm 60,15% tổng diện tích Khu công nghiệp và được phân theo các lô có ký hiệu như sau:

 

- Lô CN-01 có diện tích 55.554 m2.

 

- Lô CN-02 có diện tích 53.980 m2.

 

- Lô CN-03 có diện tích 61.750 m2.

 

- Lô CN-04 có diện tích 34.080 m2.

 

- Lô CN-05 có diện tích 34.080 m2.

 

- Lô CN-06 có diện tích 51.680 m2.

 

- Lô CN-07 có diện tích 14.340 m2.

 

- Lô CN-08 có diện tích 32.271m2.

 

- Lô CN-09 có diện tích 23.990 m2.

 

2. Đất giao thông: 11.166 m2.

 

3. Đất cây xanh: 8.277 m2.

 

4. Đất các công trình hành chính, dịch vụ, nghiên cứu: 2.267 m2.

 

5. Đất công trình đầu mối HTKT: 2.257 m2.

 

6. Đất ngoài hàng rào, bao gồm:.

 

- Đất làm đường gom: 9.330 m2.

 

- Đất để quản lý chống lấn chiếm dọc đường liên xã: 8.540 m2.

 

- Đất hành lang bảo vệ đường quản lý chống lấn chiếm và đường tạm vào thi công: 17.060 m2.

 

III. Cơ sở hạ tầng:

 

1. Mặt bằng xây dựng: Mặt bằng các lô đất đã được xử lý sẵn sàng cho việc xây dựng nhà máy.

 

2. Cấp điện: Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định thông qua 9 trạm biến áp công suất 2000KV/trạm, gồm 2 máy biến áp 1000KV. Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc các trục đường giao thông nội bộ trong Khu công nghiệp. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tuỳ theo công suất tiêu thụ.

 

3. Cấp nước: Nhà máy nước của Khu công nghiệp được xây dựng với công suất 12.000m3/ngày đêm, trong đó giai đoạn I cung cấp khoảng 3.500m3/ngày đêm. Nguồn nước lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm. Hệ thống cấp nước được đấu nối đến hàng rào từng doanh nghiệp.

 

4. Thoát nước: Nước mặt được thu gom vào hệ thống kênh mương tưới tiêu hiện có và tiêu thoát tự nhiên qua sông Đuống. Nước thải qua mạng lưới thu gom được đưa về trạm xử lý chung của Khu công nghiệp.

 

5. Xử lý nước thải và chất thải: Khu công nghiệp có Trạm xử lý nước thải công suất 2.400m3/ngày đêm.

 

6. Bưu chính-Viễn thông: Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và được đấu nối từ Bưu điện Gia Lâm đến Khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và dịch vụ bưu điện của các doanh nghiệp.

 

7. Giao thông nội bộ: Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây dựng mặt cắt hợp lý, đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng nhà máy dễ dàng và thuận tiện. Hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt dọc các tuyến đường.

 

8. Phòng cháy chữa cháy: Hệ thống cấp nước với các họng cứu hoả được bố trí dọc các tuyến đường trong Khu công nghiệp. Áp lực tối thiểu 10m cột nước.

 

9. Môi trường và cây xanh: Khu công nghiệp dành 13,76% diện tích đất để trồng cây xanh tập trung. Ngoài ra, cây xanh còn được phân bố dọc các trục đường giao thông và được trồng tại các nhà máy để tạo cảnh quan và tạo môi trường cho toàn Khu công nghiệp.